Gout thường được biết đến như một dạng viêm khớp gây đau ở các khớp. Vậy ngoài việc gây ra các triệu chứng sưng, đau hạn chế khả năng vận động, gout có gây ra các biến chứng nguy hiểm gì không? Bệnh gout có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Vậy gout là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến gout?
Gout hay còn được gọi là bệnh thống phong , thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, mà cụ thể là do rối loạn chuyển hóa nhân purin gây ra. Đây là một dạng viêm khớp do vi tinh thể, có sự lắng đọng tinh thể muối urat natri tại các mô, do tăng acid uric trong máu và được đặc trưng bởi những cơn viêm khớp cấp tái phát.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát:
- Nguyên nhân nguyên phát là do rối loạn trong chuyển hóa nhân purin và rối loạn đào thải acid uric, đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Và thường gặp ở 95% nam giới ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.
- Nguyên nhân thứ phát thường do thuốc và các bệnh lý kèm theo.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Triệu chứng nghi ngờ bệnh gout là những cơn đau lặp lại ở khớp ngón chân, cổ tay, cổ chân và gối kèm theo các biểu hiện sưng, nóng và đỏ.
Cơn gout đầu tiên thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, rất đau ở ngón chân cái của một bên chân, bên còn lại không đau. Sau đó, ngón chân dần dần ửng đỏ, sưng to và nóng lên. Cảm giác đau khiến cho mọi va chạm dù nhẹ cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Một số người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, rét run, sốt kèm theo.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gout
Bệnh gout khởi phát không phân biệt giới tính và tuổi tác, nhưng thường gặp ở nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh gout như:
- Chế độ ăn uống cho người bị gout: Thức ăn chứa nhiều purin như nội tạng động vật (gan, tim,…) thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu…), hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá trích, cá cơm), cần tây, nấm,… Những thức uống có chứa cồn như rượu bia, thức uống chứa frutose như nước ngọt có gas sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ bị gout hơn.
- Một số thuốc làm tăng sản xuất acid uric như vitamin B12, Cytotoxic. Một số thuốc làm giảm đào thải acid uric như một số thuốc lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazide, aspirin liều thấp, ethambutol, levodopa,…
- Béo phì, tăng cân quá mức.
- Mắc một số bệnh về thận như suy thận mạn, bệnh thận đa nang.
- Một số bệnh như tăng huyết áp, tăng glyceride máu, suy giáp, cường cận giáp.
- Mất nước, nhiễm acid lactic, nhiễm độc thai kỳ, nhiễm chì.
- Yếu tố di truyền như thiếu HPRT, thiếu hụt Glucose – 6 – phosphate.
- Hội chứng chuyển hóa.
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Càng về các giai đoạn sau, nếu không can thiệp đúng cách bệnh gout sẽ ngày càng nặng hơn, các cơn đau xảy ra với tần xuất dày đặc hơn, mức độ đau ngày càng nặng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng khác như:
- Càng về sau gout sẽ tiến triển dẫn đến viêm nhiều khớp, gây biến dạng khớp, làm cứng khớp và có khả năng gây teo cơ. Những biến chứng này làm hạn chế khả năng vận động rất nhiều.
- Xuất hiện các cục u tophy: các cục u tophy có kích thước nhỏ từ vài mm đến vài cm, ở dưới lớp da mỏng có thể nhìn thấy cặn trắng, không gây đau. Các cục u này có thể ở quanh khớp ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, cổ chân, gối. Hoặc ở phần mềm cạnh khớp, ở sụn vành tai. Các cục u này xuất hiện do acid uric lắng đọng ở khớp và những phần mềm quanh khớp, đôi khi không biết có thể nhầm lẫn đó là mủ.
- Biến chứng trên thận: các tinh thể urat có thể xuất hiện trong đường tiết niệu của người bệnh, các tinh thể urat lắng đọng dẫn đến tình trạng sỏi thận. Sự lắng đọng của các tinh thể này khiến thận làm việc quá mức dẫn đến suy thận mạn.
Phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout qua chế độ ăn uống
Bệnh gout được chuẩn đoán thông qua khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng. Mục tiêu điều trị là điều trị viêm trong cơn gout cấp và dự phòng tái phát cơn gout cấp. Nhiều người lầm tưởng rằng chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến bệnh gout, tuy nhiên cân bằng chế độ ăn uống thực sự rất quan trọng đối với người bệnh gout. Nên:
- Uống nhiều nước.
- Tập luyện thể dục bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe, giảm cân tránh béo phì.
- Tránh dùng rượu bia, thức uống có gas, thức uống có chứa frustose.
- Sử dụng thức phẩm chứa ít nhân purin: thịt trắng (gà, vịt) cá sông (cá rô, cá lóc), trứng, sữa ít béo.
- Ăn rau xanh (như bắp cải, cải ngọt,…), một số loại hoa quả như chuối, táo, nho, việt quất, dưa hấu, cà rốt, đậu phụ,…
- Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên, đồ đóng hộp,…
- Đi những đôi giày thoải mái, không quá chật.
Baigute – Hỗ trợ giảm sưng và đau cho người bị gout
Thành phần hoạt chất của Baigute là những chiết xuất từ tự nhiên có công dụng chống viêm, giảm đau, giảm acid uric trong máu cụ thể như sau:
- Tơm trơng: với các nguyên tố vi lượng, hoạt chất vô vơ và đặc biệt là phytosterol. Nghiên cứu của đại học Huế về cây Tơm trơng cho thấy phytosterol trong Tơm trơng có tác dụng hạ acid uric và giảm cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, bất hoạt những chất độc tế bào, kháng ung thư,…
- Nhũ hương từ Ấn Độ: hoạt chất chính là Boswellic acid có tác dụng chống vêm mạnh, bổ sung máu tới các vùng cơ bị viêm, sửa chửa các vùng hư hại do gout, kích thích sự phát triển của các mô sụn.
- Hạt Cần Tây từ Ấn Độ: hoạt chất 3nB giúp ức chế tổng hợp acid uric, tăng đào thải acid uric, ngăn cản sự hình thành và tích trữ acid uric tại các khớp. Hoạt chất Luteolin có khả năng oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, chống viêm.
Với sự kết hợp của 3 loại dược liệu đến từ tự nhiên, Baigute giúp cải thiện những triệu chứng do gout gây ra, ổn định nồng độ aicd uric trong máu, ngăn những cơn gout tái phát.
Sản phẩm Baigute là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm Tại đây.
Lời kết
Việc điều trị gout không quá khó khắn nếu người bệnh kiên trì và quyết tâm cũng như tuân thủ. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì bệnh gout sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như vừa nêu ở trên nếu không tuân thủ điều trị. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, nên cần có chế ăn uống khoa học đây cũng là quá trình điều trị gout để tránh dẫn đến những diễn tiến tiêu cực.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn, nếu có thắc mắc gì thêm đăng ký tư vấn cho Dược sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh gout tốt nhất
Những loại trái cây tốt cho người bị bệnh gout mà bạn cần biết
Thực đơn cho người bị bệnh gout giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt