Bệnh gout là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Gout là một căn bệnh khá phổ biến, được phát hiện từ thời Hy Lạp cổ. Theo một số thống kê cho biết, ở Mỹ có đến 5 triệu người mắc bệnh gout và số lượng người mắc ngày càng gia tăng theo thời gian. Căn bệnh này được mệnh danh là “Vua của những loại bệnh” và “bệnh của các Vua”. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu vì sao bệnh Gout được mệnh danh như vậy.

Gout là gì?

Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là gì?

Gout hay còn gọi thống phong là bệnh lý về khớp, một bệnh gây rối loạn chuyển hóa có mối liên quan mật thiết đến sự tăng sản sinh hoặc giảm thải trừ acid uric trong cơ thể. Theo quan niệm Tây phương, là những giọt dịch đọng lại trong khớp, còn theo quan niệm của Đông phương, Gout là sự tắc nghẽn các đường kinh lạc làm cho khớp sưng đau dữ dội.

Bệnh gout được chia làm 2 loại:

Gout nguyên phát chiếm tỷ lệ 95%: do sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể hoặc do rối loạn trong sự đào thải các acid uric, mang tính di truyền và thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên.

Gout thứ phát chiếm khoảng 5%: do mắc các bệnh lý khác hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc và thường xảy ra ở nữ giới. Gout thứ phát thường nặng và khó điều trị hơn Gout nguyên phát.

Acid uric và nguyên nhân gây bệnh Gout

Những nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân gây bệnh

Acid uric là sản phẩm phân hủy của purin, thành phần của nhiều loại thực phẩm như thịt bò, thịt trâu, măng,… Trong cơ thể, acid uric tăng quá mức sẽ dẫn đến hình thành các tinh thể urat ở các mô, khớp dẫn đến tình trạng khớp bị viêm và sẽ tái phát nhiều lần, lâu dần các tinh thể này tạo các u cứng và sẽ gây phá hủy các khớp.

Nguyên nhân gây tăng acid uric

  • Cung cấp cho cơ thể quá nhiều thức ăn có chứa nhân purin.
  • Uống quá nhiều bia, rượu trong một lần.
  • Sử dụng một số thuốc như aspirin, nhóm lợi tiểu, vitamin B12,…
  • Bệnh nhận măc một số bệnh như béo phì, suy thận, suy tim, suy giáp, cường cận giáp, tăng triglyceride máu,..
  • Có đến 30% không biết rõ nguyên nhân gây tăng acid uric.
Thức ăn chứa acid uric
Thức ăn chứa acid uric

Triệu chứng của bệnh gout

Triệu chứng điển hình của viêm khớp là sưng – nóng –  đỏ – đau. Các khớp bị đau dữ dội, đặc biệt là các khớp nhỏ, có đến 50% các trường hợp là đau ở ngón cái. Hơn nữa, cơn đau này càng nặng thêm vào ban đêm. Da sẽ bị đỏ khi cơn gout xuất hiện và bị bong tróc khi cơn đau được thuyên giảm.

Gout thường chỉ bị mỗi lần một khớp trong khi ở những bệnh khác như lupus, viêm đa khớp dạng thấp thì sẽ bị nhiều khớp cùng một lúc.  Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong khi vận động, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt hơn, bệnh Gout sẽ tái phát theo từng đợt, nếu không kịp thời chữa trị, thời gian giữa các đợt tái phát này sẽ ngày càng ngắn dần.

Người bị bệnh gout thường xuyết hiện các cơn đau cấp
Người bị bệnh gout thường xuyết hiện các cơn đau cấp

Diễn tiến của bệnh Gout

  • Đầu tiên là tăng acid uric máu đơn thuần, lúc này người bệnh chưa có triệu chứng gì rõ rệt, mà chỉ có kết quả tăng acid uric trong các xét nghiệm. Việc tăng acid uric này được phát hiện từ nhiều năm trước khi cơn Gout cấp xảy ra.
  • Tiếp theo là cơn Gout cấp, bắt đầu xuất hiện khi nồng độ acid uric ở nam (>7mg/dl) và nữ (>6md/dl). Cơn gout đầu tiên thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm: rất đau ở một ngón chân cái ở một bên chân, trong khi ngón chân cái chân bên kia không đau gì cả. Người bệnh rất bực tức khi có sự ma sát trên bàn chân đau, kèm theo đó người bệnh sẽ có thể bị mệt mỏi, run, sốt,… Cơn Gout cấp thường xảy ra khi ăn uống quá mức, bị lạnh đột ngột, chấn thương, phẩu thuật, nhiễm khuẩn,… làm cho các phân tử acid uric lắng đọng ở các mô, khớp.
  • Sau đó là tần xuất xuất hiện giữa các cơn gout cấp. Khoảng cách giữa cơn đầu tiên và cơn thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí hơn 10 năm. Càng về sau, nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị kịp thời thì khoảng cách này càng ngắn lại
  • Cuối cùng là bệnh gout mạn tính, người bệnh sẽ bị viêm nhiều khớp hơn, có thể không đối xứng hoặc đối xứng, các khớp bị biến dạng, gây cứng khớp, teo khớp. Xuất hiện các u cục ở sụn vành tai, xung quanh các khớp khuỷu tai, gối, ngón tay, ngón chân,… do các tinh thể đọng lại. Các cục, u này có các kích thước khác nhau, khi ấn vào không gây đau.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, cần đến bệnh viện thăm khám, để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Nền y học như hiện nay, việc chẩn đoán bệnh gout rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên với sự thờ ơ, chủ quan về sức khỏe cho nên bệnh Gout từ một bệnh rất dễ điều trị lại trở thành một bệnh rất khó trị.

Xem thêm: Bệnh gout có nguy hiểm không? Cách để ngăn ngừa tình trạng bệnh

Các biến chứng của bệnh Gout

  • Người bệnh đi lại khó khăn do các khớp bị biến dạng, nguy hiểm hơn sẽ dẫn dến tàn phế.
  • Khi các tinh thể ở khớp bị vỡ ra, các khớp sẽ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
  • Ngoài ra, các tinh thể còn đọng lại ở thận gây bệnh sỏi thận, tăng nguy cơ suy thân.
  • Về thẩm mỹ, bệnh gout sẽ hình thành các u gây đau và rất mất thẩm mỹ.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Điều trị bệnh Gout hiệu quả

Để điều trị bệnh gout cần nắm 3 mục tiêu sau đây:

  • Cần phải khống chế được các đợt viêm khớp gout cấp tính.
  • Làm giảm và duy trì nồng độ acid uric trong máu ở mức cho phép.
  • Cần kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm.

Từ các mục tiêu trên có thể thấy bệnh Gout cần được điều trị nội khoa và kết hợp với chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Khi sử dụng thuốc cần tuân theo sự chỉ dẫn, tư vấn của thầy thuốc. Tùy theo mục tiêu là khống chế các đợt viêm khớp cấp hay làm hạ và duy trì hàm lượng acid uric ở mức cho phép sẽ có các thuốc khác nhau được đưa vào trị liệu.

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh Gout
Một số thực phẩm tốt cho người bệnh Gout

Chế độ ăn uống vừa góp phần ngăn ngừa bệnh và cũng vừa cải thiện tình trạng bệnh:

  • Hạn chế dùng thức ăn có chứa nhân purin như: hải sản (cua, cá hồi, tôm), nội tạng của động vật (gan, tim), một số thịt đỏ (thịt chó,thịt bò, thịt trâu), thực phẩm được muối chua, măng tây, các loại đậu,… Những thực phẩm này chứa hàm lượng purin rất cao thay vào đó nên ăn thịt trắng (thịt gà, thịt vịt), các loại cá đồng…
  • Hạn chế uống bia, rượu, nước ngọt có gas: Một số khảo sát cho thấy uống từ 2-4 ly bia sẽ tăng 25% khả năng mắc bệnh Gout
  • Tăng cường nhiều vitamin C bằng cách uống hoặc từ các loại trái cây như táo, nho, ổi,… Những loại hoa quả này có chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, rất bổ ích cho cơ thể.
  • Nên uống nhiều nước: nước khoáng kiềm hoặc nước lọc. Vì acid uric được thải trừ qua nước tiểu, nên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh: rau cần, củ cải, bí xanh,… đây là những loại rau có khả năng giảm acid uric dư trong cơ thể.

Xem thêm: Chế độ ăn dành cho bệnh gout: nên ăn gì và kiêng gì?

Sản phẩm Baigute giúp giảm acid uric tốt

Để dập tắt cơn đau do Gout gây ra, xin giới thiệu đến bạn đọc sản phẩm Baigute – là giải pháp bền lâu cho người mắc bệnh Gout

Thành phần ưu việt

Chiết xuất Nhũ Hương (nhập khẩu Ấn Độ): Boswellia serrata extract chứa hoạt chất chính là boswellic acids có tác dụng kháng viêm mạnh giúp ngăn cản bạch cầu xâm nhập và phá hủy mô,bổ sung lượng máu đến các phần cơ bị viêm giúp sửa chữa các vùng bị hư hại do bênh gout gây ra, kích thích sự phát triển của các mô sụn.

Chiết xuất Hạt Cần tây (nhập khẩu Ấn Độ): Celery seed extract – chứa hoạt chất 3nB, luteolin, vitamin C và Kali giúp giảm viêm, giảm đau, giảm Acid uric máu được kiểm chứng bởi các giáo sư tiến sĩ người Mỹ.

Tơm trơng (từ vùng núi Tây Nguyên – Việt Nam): Chứa hơn 15 hoạt chất vô cơ, các nguyên tô vi lượng và phytosterol giúp tăng khả năng đào thải acid uric của thận, ổn định acid uric máu.

Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả
Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả

Công dụng

  • Hỗ trợ cải thiện sưng, đau khớp do gout
  • Hỗ trợ giảm acid uric máu
  • Giảm đau nhanh tròn 7-10 ngày
  • Hạ acid uric trong vòng 4 tuần
  • Ổn định acid uric, ngăn tái phát gout
  • Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng
  • 100% dược liệu chuẩn hóa
  • 100% không tác dụng phụ
  • 100% hiệu quae theo liệu trình

Lưu ý: đây là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc.

Có thể thấy rằng Baigute là thực phẩm chức năng kết hợp 3 thành phần dược liệu ưu việt có công dụng tốt nhất đối với bệnh gout, vừa có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau trong cơn gout cấp vừa hạ nhanh lượng acid uric và duy trì lượng acid uric trong máu ổn định.

Lời kết

Gout là căn bệnh khá phổ biến và dễ mắc phải, chỉ cần chế độ ăn uống không cần bằng hợp lý cũng có nguy cơ mắc bệnh. Những thông tin bổ ích ở trên hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc hiểu hơn về bệnh gout. Và từ những nhận định của các chuyên gia, có thể thấy rằng viên uống Baigute là thực phẩm chức năng hội tụ đủ các yếu tố an toàn và hiệu quả.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về căn bệnh này. Nếu có thắc mắc gì thêm đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh gout tốt nhất

Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô tại nhà an toàn và hiệu quả

Thực đơn cho người bị bệnh gout giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt

Mách bạn 7 cách chữa bệnh gout tại nhà an toàn và hiệu quả

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *