Đối với những người bị bệnh gout, các cơn đau do gout gây ra có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc đến gặp bác sĩ để được thăm khám, bạn có thể sử dụng các cách sau đây để gia giảm các triệu chứng khó chịu do gout gây ra.
Gout là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout?
Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến, đặc trưng bởi những cơn đau, đỏ, sưng và các cơn đau có thể xảy ra đột ngột và dữ dội. Đau mỗi lần một khớp và thường lặp đi lặp lại ở khớp bàn ngón, cổ chân và gối.
Nguyên nhân là do acid uric tích tụ trong máu cao, sau đó tích tụ trong các khớp dẫn đến tình trạng viêm, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gout như: chế độ ăn uống (thường xuyên ăn thức ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia,..), thói quen vận động (lười vận động), sử dụng một số thuốc như Aspirin, Hydroclorothiazid,…
Cách chữa bệnh gout tại nhà
1. Thay đổi chế độ ăn
Tránh các thức ăn giàu purin
Một trong những nguyên nhân gây ra gout chính là do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể thành acid uric tích tụ trong khớp. Những purin này chủ yếu đến từ những thức ăn chúng ta sử dụng hằng ngày như thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu,…), hải sản (tôm, cua, ghẹ,…), măng tây, nấm, những loại nước uống chứa fructose như nước ngọt có gas… là những thực phẩm chứa một lượng lớn purin.
Ăn những thức không có hoặc có ít purin
Thay vào đó, để hạn chế lượng purin đưa vào, cần phải lựa chọn những thực phẩm cho người bệnh gout chứa ít purin như: thịt trắng (thịt gà,thịt ngan,…), cá sông hay cá nước ngọt (cá quả, cá rô,…), trứng, sữa có chứa ít chất béo, các loại rau rủ (cải xanh, rau cần, súp lơ, cải bẹ xanh, dưa chuột, bí xanh, bí đỏ,…), ngũ cốc, hoa quả (chuối, táo, cam, chanh, cherry, dâu tây…), thực phẩm chứa ít chất béo như dầu oliu, dầu vừng,… Nên thay những món chiên, xào nhiều dầu mỡ bằng những món luộc, hấp.
2. Hạn chế bia rượu và uống nhiều nước
Bia rượu có hàm lượng purin cao. Việc sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia có thể làm gia tăng sự hấp thu base purin trong cơ thể, làm tích tụ acid uric tại các khớp. Uống nhiều hơn 2 ly rượu hoăc 2 ly bia mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở một người.
Uống nhiều nước mỗi ngày có lợi cho sức khỏe với mọi người nói chung và người bị bệnh gout nói riêng. Uống nhiều nước, nước khoáng kiềm giúp hỗ trợ gia tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường niệu.
3. Giảm căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh gout. Mặc dù không thể loại bỏ tất cả sự căng thẳng nhưng bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tinh thần:
- Tập thể dục với mức độ vừa phải, có thể đi bộ nhẹ nhành nếu bạn bị đau do gout không thể cử động mạnh.
- Nghe những bản nhạc yêu thích, đọc những quyển sách mà bạn cảm thấy thú vị.
- Thiền
- Nghỉ ngơi đầy đủ
4. Duy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn so với người có thể trạng bình thường. Việc thừa cân sẽ làm cho cơ thể trở nên nặng hơn, áp lực lên các khớp lớn hơn sẽ làm trầm trọng hơn các cơn đau. Bên cạnh đó, việc thừa cân béo phì cũng làm giảm khả năng đào thải acid uric, làm nồng độ aicd uric tăng cao.
Tìm đến những bài tập thể dục phù hợp với tình trạng đau của cơ thể không những có lợi cho việc giảm cân, cho bệnh gout mà còn tốt cho tim mạch, cải thiện sức khỏe đáng kể. Vì vậy, nên duy trì cân nặng hợp lý để tránh gout diễn tiến nặng hơn.
5. Chữa bệnh gout bằng giấm táo
Giấm táo được làm từ rượu táo lên men, rượu táo được làm từ nước ép táo. Quá trình này có thể mất vài tuần. Một nghiên cứu của Nhật Bản về mức độ axit trong nước tiểu đã đưa ra kết luận rằng axit trong nước tiểu ngăn cơ thể bài tiết acid uric đúng cách. Nước tiểu có tính kiềm hơn, sẽ giúp cho việc đem acid uric ra ngoài tốt hơn.
Khi sử dụng giấm táo, nước tiểu sẽ kiềm hơn giúp cho việc đào thải acid uric tốt hơn, giảm lượng acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, giấm táo còn có tác dụng giảm cân, giảm viêm, điều này rất có lợi cho người bệnh gout.
Bên cạnh đó, giấm táo còn chứa các thành phần như acid acetic, kali, vitamin, muối khoáng, acid amin và các acid hữu cơ có lợi cho sức khỏe.
6. Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Tía tô hay còn gọi là tô tử, có vị cay, tính ấm, quy kinh tỳ, phế. Trong lá tía tô (hay còn gọi là tố diệp) có chứa hoạt chất ức chế xanthin oxidase (một loại men thúc đẩy quá trình hình thành acid uric trong cơ thể), giúp lượng acid uric ở máu luôn ổn định.
Hoạt chất Luteolin giúp giảm sưng, đau do gout. Dịch chiết lá tía tô có tác dụng lợi tiểu, kích thích bài tiết ở tuyết mồ hôi, hỗ trợ đào thải aicd uric nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tinh dầu trong tía tô còn có tác dụng ngăn chặn quá trình nhiễm trùng, giúp giãn mạch, ngăn các cơn đau do gout gây ra. Không những vậy, tía tô còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin, hỗ trợ xoa dịu các cơn đau nhức do gout gây ra.
Xem thêm: Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô tại nhà an toàn và hiệu quả
7. Chữa bệnh gout bằng lá trầu không với nước dừa
Trầu không có vị cay, tính ấm, nóng, quy kinh Phế, Tỳ, Vị. Chứa tinh dầu và các thành phần hóa học khác như Estragol, Eugenol, Chavicol,… có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tốt cho các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng. Trầu không còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn, trừ phong thấp.
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, trong đó nước dừa giúp chống oxy hóa, chống viêm, giúp giảm hình thành acid lactic (một chất cạnh tranh đào thải với acid uric).
Kết hợp trầu không với nước dừa là một bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ quá trình giảm các triệu chứng gây ra do gout. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể các tác dụng này như thế nào vẫn chưa có nhiều. Cho nên, cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng phương thuốc dân gian này ở người bị gout.
Baigute – Giảm những cơn đau do gout
Baigute được sản xuất từ những thành phần thiên nhiên như chiết xuất Nhũ hương, cao khô Tơm Trơng, chiết xuất hạt Cần Tây làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó giảm những cơn đau do gout, giảm khó chịu cho người bị bệnh gout.
Đối tượng sử dụng của Baigute:
- Người bị gout cấp tính và mãn tính.
- Người bị acid uric trong máu cao, người bị sưng đau các khớp (đặc biệt là khớp ngón chân, ngón tay, khớp gối) do gout.
Với hiệu quả đã được chứng minh trên lâm sàng, giảm đau nhanh trong vòng 7 đến 10 ngày, nồng độ acid uric hạ sau 4 đến 6 tuần, Baigute sẽ cùng bạn chống lại các cảm giác khó chịu do gout gây ra, ngăn chặn tái phát các cơn gout hiệu quả.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lời kết
Hi vọng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những thông hữu ích trong việc tìm cách làm giảm những cơn đau do gout gây ra. Chắc hẳn là những cơn đau không dễ chịu chút nào, vì vậy hãy lựa cho mình những giải pháp phù hợp xóa bỏ nỗi lo bệnh gout và có một sức khỏe ổn định hơn nhé! Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.
Xem thêm bài viết liên quan:
Tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh gout
Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh gout tốt nhất
Chế độ ăn dành cho bệnh gout: nên ăn gì và kiêng gì?