9 cách giúp giảm acid uric trong máu tại nhà an toàn và hiệu quả

Các cách giúp hạ acid uric hiệu quả

Acid uric là một chất thải tự nhiên từ quá trình tiêu hóa thức ăn có chứa nhân purin. Acid uric tăng cao sẽ hình thành các tinh thể trong khớp, thường ở bàn chân và ngón chân cái, gây sưng tấy và đau đớn. Một số người cần thuốc để điều trị, nhưng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể hữu ích. Giảm acid uric có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout và thậm chí có thể ngăn ngừa các cơn gout ở những người bị tình trạng này. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về cách tự nhiên để giảm mức acid uric.

10 Cách giúp giảm acid uric trong máu tại nhà hiệu quả

1. Thực phẩm chứa nhiều purin không tốt cho người bị acid uric cao

Purin là hợp chất xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Khi cơ thể phân hủy purin, nó tạo ra acid uric. Quá trình chuyển hóa thức ăn giàu purin có thể dẫn đến bệnh gout do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric. Mặt khác, một số thực phẩm chứa nhiều purin có lợi cho sức khỏe, vì vậy mục tiêu là giảm lượng purin hấp thụ hơn là tránh hoàn toàn.

Thịt đỏ là thực phẩm chứa nhiều purine
Thịt đỏ là thực phẩm chứa nhiều purine

Thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: thịt nội tạng, thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt bê,…), gà tây, hải sản, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết chấm đen, cá mòi, cá cơm, trai và cá trích, bia và rượu, thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa, đậu xanh, đậu khô, nấm,…

Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo, bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt, hầu hết các loại trái cây và rau quả, cà phê, gạo nguyên cám, bánh mì và khoai tây…

2. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là đường fructose

Thực phẩm chứa nhiều đường Fructose làm tăng hàm lượng acid uric trong máu
Thực phẩm chứa nhiều đường Fructose làm tăng hàm lượng acid uric trong máu

Trong khi acid uric thường liên quan đến thực phẩm giàu protein, các nghiên cứu gần đây cho thấy đường cũng có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn. Các loại đường được thêm vào thực phẩm bao gồm đường ăn, siro ngô và siro ngô có hàm lượng fructose cao, và những loại khác.

Đường fructose là một loại đường đơn trong thực phẩm chế biến và tinh chế. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại đường này có thể dẫn đến nồng độ acid uric cao.

Hãy kiểm tra nhãn thực phẩm để biết thực phẩm có thêm đường hay không. Ăn nhiều thực phẩm tươi mới, nguyên chất hơn và ít thực phẩm chế biến, đóng gói tinh chế hơn cũng có thể giúp bạn cắt giảm lượng đường trong khi cho phép bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

3. Hạn chế sử dụng đồ uống chứa đường

Hạn chế đồ uống có đường
Hạn chế đồ uống có đường

Đó là những đồ uống có đường, soda, và thậm chí cả nước ép trái cây tươi được cô đặc với đường fructose và glucose.Bạn cũng cần lưu ý rằng siro ngô có hàm lượng fructose cao chứa hỗn hợp fructose và glucose, thường có 55% fructose và 42% glucose. Điều này tương tự với tỷ lệ 50% fructose và 50% glucose trong đường ăn.

Fructose từ đường tinh luyện trong nước trái cây hoặc các loại thực phẩm khác được hấp thụ nhanh hơn so với đường từ thực phẩm có cấu tạo tự nhiên cần được phân hủy trong cơ thể bạn. Sự hấp thụ nhanh hơn của đường tinh luyện sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn và cũng dẫn đến lượng acid uric cao hơn.

Nên thay đồ uống có đường bằng nước lọc và sinh tố tươi giàu chất xơ. Uống nhiều nước giúp thận đào thải acid uric ra ngoài nhanh hơn. Hãy luôn mang theo một chai nước bên mình dù đi bất cứ đâu. Đặt báo thức mỗi giờ để nhắc bạn uống một vài ngụm.

4. Người bị acid uric cao cần tránh các loại đồ uống chứa cồn

Hạn chế đồ uống có cồn như: rượu, bia
Hạn chế đồ uống có cồn như: rượu, bia

Uống rượu có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nó cũng có thể gây ra nồng độ acid uric cao. Điều này xảy ra bởi vì thận của bạn trước tiên phải lọc các sản phẩm xuất hiện trong máu do rượu thay vì acid uric và các chất thải khác.

Bia có chứa Houblo là 1 loại cây cải thiện mùi vị, tăng bọt, tạo màu vàng và rất giàu purin. Do đó, bia làm tăng acid uric gấp đôi so với rượu.

5. Thường xuyên tập thể để có cơ thể khỏe mạnh

Thường xuyên tập thể dục tốt cho sức khỏe
Thường xuyên tập thể dục tốt cho sức khỏe

Đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đặc biệt là ở những người ở độ tuổi trẻ hơn.

Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mặc dù những tác động này là có hại, nhưng thừa cân cũng có mối liên quan với nguy cơ tăng acid uric trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Giảm cân nhanh chóng, đặc biệt là khi nhịn ăn, cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric. Vì vậy, mọi người nên tập trung vào việc thực hiện những thay đổi bền vững, lâu dài để quản lý cân nặng của mình, chẳng hạn như trở nên năng động hơn bằng cách tập thể dục điều độ, ăn một chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa bị gout và chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

6. Tránh các thuốc gây tăng acid uric

Tránh các loại thuốc gây tăng nồn độ acid uric
Tránh các loại thuốc gây tăng nồn độ acid uric

Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric. Những thuốc gây tăng sản xuất acid uric gồm: Cytotoxic, Vitamin B12. Những thuốc giảm đào thải acid uric ở thận bao gồm: Cyclosporin, lợi tiểu Thiazide, lợi tiểu quai, aspirin liều thấp, Levodopa, acid nicotinic, Ethambutol….

Tuy nhiên, thuốc làm tăng nồng độ acid uric có thể mang lại những lợi ích sức khỏe cần thiết, vì vậy mọi người nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi bất kỳ loại thuốc nào.

7. Uống coffee

Caffe cũng là một trong những thực phẩm người bị acid uric cao nên kiêng
Caffe cũng là một trong những thực phẩm người bị acid uric cao nên kiêng

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống cà phê ít có nguy cơ mắc tăng acid uric hơn. Ví dụ, một phân tích năm 2010 về dữ liệu từ những người nữ tham gia vào Nghiên cứu Sức khỏe Y tá cho thấy rằng nguy cơ tăng acid giảm khi tiêu thụ cà phê tăng lên. Những phụ nữ uống 1-3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh so với những người không uống cà phê. Những phụ nữ uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày giảm được 57% nguy cơ mắc tình trạng này.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một đánh giá có hệ thống năm 2014 và phân tích tổng hợp về việc tiêu thụ cà phê dài hạn cho thấy những người tiêu thụ 3-5 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, cà phê làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính và khả năng bị gãy xương ở phụ nữ, vì vậy điều quan trọng là phải thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

8. Giảm stess

Thiền, yoga làm giảm căng thẳng mệt mỏi tốt cho sức khỏe
Thiền, yoga làm giảm căng thẳng mệt mỏi tốt cho sức khỏe

Căng thẳng, thói quen ngủ kém và tập thể dục quá ít có thể làm tăng tình trạng viêm. Tình trạng viêm có thể gây ra mức acid uric cao. Thực hành các bài tập thể dục như tập thở và yoga để giúp bạn đối phó với mức độ căng thẳng của mình. Tham gia một lớp học hoặc sử dụng một ứng dụng nhắc nhở bạn tập thể dục hàng ngày.

Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt như: tránh nhìn màn hình điện thoại, laptop trong hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, ngủ và thức dậy vào những thời điểm nhất quán mỗi ngày, tránh caffeine sau giờ ăn trưa. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị mất ngủ hoặc khó ngủ.

9. Bổ sung thêm vitamin C giúp giảm acid uric trong máu cao

Bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin C
Bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin C

Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Một phân tích tổng hợp năm 2011 gồm 13 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy vitamin C làm giảm đáng kể nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, nghiên cứu đã không chứng minh một cách chắc chắn rằng vitamin C điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gout – nó chỉ làm giảm nồng độ acid uric.

Sản phẩm Baigute – Hỗ trợ giảm sưng đau và hạ acid uric tốt

Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả
Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả

Baigute là giải pháp bền lâu cho những người bị tăng acid uric máu, những người bị bệnh gout. Là sản phẩm được chiết xuất từ 3 dược liệu ưu việt cho người bị tăng acid uric, bị gout bao gồm: Hạt cần tây, Tơm trơng và Nhũ hương. Baigute giúp hỗ trợ giảm acid uric, chống viêm, giảm sưng đau khớp do Gout, phục hồi các khớp tổn thương, kiểm soát bệnh Gout hiệu quả.

Nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp với người bị bệnh gout với việc sử dụng Baigute 2 lần/ngày và mỗi lần uống từ 1 viên. Baigute giúp giảm các cơn gout nhanh trong 7-10 ngày, hạ acid uric trong vòng 28 ngày, từ đó duy trì được mức acid uric phù hợp với cơ thể, ngăn ngừa tái phát các cơn gout.

Lưu ý: đây là thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế như thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Chế độ ăn uống, tập thể dục và các thay đổi lối sống lành mạnh khác có thể cải thiện bệnh gout và các bệnh khác do nồng độ acid uric cao. Sự kết hợp phù hợp giữa chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc và sử dụng thêm Baigute có thể giúp cải thiện việc tăng acid uric hiệu quả.

Bạn đang lo lắng tình trạng acid uric cao ảnh hướng đến đời sống của bạn. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Cách chữa bệnh gout bằng giấm táo tại nhà hiệu quả

Phân biệt cơn gout cấp và bệnh gout mạn tính

Bệnh gout có nguy hiểm không? Cách để ngăn ngừa tình trạng bệnh

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *