Bệnh gout là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Để điều trị bệnh gout người ta thường phối hợp thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt cùng với dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Vậy điều trị bệnh gout bằng thuốc tây là dùng những loại thuốc nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh gout được hiểu như thế nào?
Ở người bệnh gout, nồng độ acid uric trong máu tăng cao, có sự lắng đọng tinh thể muối urat natri và được đặc trưng bởi các đợt viêm khớp cấp tái pháp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là nguyên phát và thứ phát. Trong đó nguyên nhân nguyên phát là thường gặp nhất.
- Nguyên nhân nguyên phát: 95% gặp ở nam giới tuổi trung niên (30 – 60 tuổi). Do rối loạn chuyển hóa purin như sử dụng những thức ăn chứa nhiều lượng purin trong đó: nội tạng động vật (gan, thận,…), thịt đỏ, tôm, cua, nấm,… Do rối loạn trong sự đào thải acid uric.
- Nguyên nhân thứ phát: Thường gặp ở nữ sau độ tuổi mãn kinh. Do các bệnh lý như: suy thận và các bệnh làm giảm độ lọc acid uric của cầu thận, bệnh bạch cầu cấp. Do sử dụng một số thuốc như: lợi tiểu Thiazid, lợi tiểu Furosemid, Acetazolamid, thuốc chống lao (Ethambutol, Pyrazinamid,…), các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính.
Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh gout là thường xuyên sử dụng rượu bia, béo phì, lười vận động, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tăng insullin máu và sự đề kháng insullin.
Nên điều trị bệnh gout như thế nào?
Mục tiêu điều trị bệnh là:
- Khống chế các đợt viêm cấp
- Hạ và duy trì nồng độ acid uric trong máu ở mức cho phép
- Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo
Đối với bệnh gout, điều trị bằng chế độ ăn uống – sinh hoạt và điều trị bằng thuốc đều rất quan trọng.
Chế độ ăn uống – sinh hoạt
- Tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
- Dùng những thực phẩm chứa ít purin như: thịt trắng (thịt gà), cá nước ngọt, rau xanh, bắp cải, đậu phụ, cà rốt, trái cây, trứng, sữa ít béo.
- Nên uống nhiều nước, khoảng 2 – 4 lít nước một ngày, điều này sẽ hạn chế lắng động acid uric ở đường tiết niệu.
- Tránh uống rượu bia
- Tập luyện thể dục phù hợp, kiểm soát cân nặng.
- Tránh các thuốc làm tăng sản xuất acid uric và thuốc làm giảm đào thải acid uric.
- Giảm stress, căng thẳng.
Xem thêm: Thực đơn cho người bị bệnh gout giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt
Điều trị nội khoa
+ Thuốc chống viêm, khống chế các đợt viêm cấp: Colchicin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), corticoid.
+ Thuốc làm hạ và duy trì lượng acid uric ở mức cho phép: nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric (Allopurinol, Febuxostat), nhóm thuốc tăng thải acid uric (Probenecid, Sulfinpyrazol, Benzbromarone).
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi khi gout có kèm theo biến chứng loét, kích thước hạt tôphi lớn, bội nhiễm hạt tophi. Những trường hợp này gây khó khăn cho vận động hoặc gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc tây
1. Thuốc chống viêm phù hợp cho người bị bệnh gout
1.1 Colchicin
Colchicin là alkaloid từ cây tỏi độc, cây ngót ngoẻo. Giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gout cấp tính hoặc mãn tính.
Liều dùng: liều đầu là 1mg, liều duy trì là 0,5mg. Hiệu quả tốt trong 36 giờ đầu có cơn gout cấp, hiệu quả tốt nhất là trong vòng 12 giờ.
Phạm vi sử dụng Colchicin:
- Đợt cấp của bệnh gout
- Dự phòng ngắn hạn: trong giai đoạn đầu của điều trị với Allopurinol và các thuốc tăng thải acid uric. Lưu ý là chỉ sử dụng các thuốc làm giảm acid uric sau khi điều trị khỏi cơn gout cấp ít nhất là 15 ngày, phối hợp với Colchicin liều 1mg từ 1 đến 6 tháng.
- Phối hợp với probebecid trong dự phòng bệnh gout.
Chống chỉ định:
- Suy gan, suy thận nặng
- Phụ nữ có thai
- Người có nguy cơ glaucom góc hẹp bị bí đái
Lưu ý không khuyến khích với bệnh nhân có ClCr < 60ml/phút.
Tác dụng không mong muốn: Tác dụng có hại lên tủy xương, da, lông và tóc.
1.2 Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Có thể sử dụng những thuốc sau: Naproxen, Indomethacin, Diclofenac, các nhóm thuốc chọn lọc COX2. Nhưng cần lưu ý những chống chỉ định của nhóm thuốc này như suy thận, viêm loét dạ dày tá tràng.
1.3 Corticoid
Được dùng để kiểm soát triệu chứng sưng, đau khớp khi bệnh nhân không thể sử dụng 2 thuốc trên. Tuy nhiên, cần hạn chế dùng và không nên dùng trong thời gian dài vì một số tác dụng phụ của thuốc. Đường tiêm trực tiếp vào khớp nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và xem xét tùy vào tình trạng bệnh.
Prednisolon 40mg/ ngày.
Methylprednisolon 20 – 40mg/ ngày.
2. Thuốc làm hạ và duy trì lượng acid uric ở mức cho phép
2.1 Allopurinol
Allopurinol là dẫn chất purin, trong cơ thể chuyển hóa thành oxipurinol ức chế xanthine oxidase, làm giảm tổng hợp acid uric theo đường nội sinh.
Không sử dụng Allopurrinol trong đợt viêm cấp, bắt đầu điều trị bằng liều thấp (100mg/ngày) và tăng dần tới liều điều trị. Sử dụng thuốc liên tục không ngắt quãng.
Chỉ định:
- Giảm và duy trì lượng acid uric trong máu ở mức cho phép
- Hóa trị gây tăng acid uric
- Tái phát sỏi thận
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc
- Trẻ em
- Phụ nữ cho con bú
Tác dụng phụ: Dị ứng, sốt, nôn, buồn nôn.
Lưu ý: chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận, đánh giá chức năng gan ở những tháng đầu điều trị. Chú ý một số tương tác khi phối hợp thuốc: Allopurinol ladm tăng nồng độ Theophyliin.
2.2 Febuxostat
Febuxostat là chất ức chế chọn lọc xanthine oxidase. Làm hạ và duy trì acid uric
ở mức cho phép. Dùng kết hợp với Allopurinol hoặc thay thế khi bệnh nhân dị ứng với Allopurinol. Chú ý một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau khớp, phát ban, bất thường chức năng gan.
Chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn. Lưu ý xét nghiệm chức năng gan khi điều trị (vào tháng thứ 2 và thứ 4 của điều trị sau đó là xét nghiệm định kỳ).
Thực phẩm chức năng Baigute – Giải pháp bền lâu cho người bị bệnh gout
Sản phẩm Baigute với các thành phần hoạt chất từ thiên nhiên, là những hoạt chất tối ưu dành cho người bệnh gout, Baigute giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn, phòng chống các bệnh tim mạch, kích thích, tái tạo sự phát triển mô sụn.
Với liều dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần một viên, Baigute giúp:
- Giảm đau nhanh trong 7 – 10 ngày.
- Hạ acid uric trong vòng 4 tuần.
- Ổn định acid uric, ngăn gout tái phát.
Baigute là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc cho nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lời kết
Đây là những loại thuốc tây thường được dùng trong điều trị bệnh gout, tuy nhiên để sử dụng cần được sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự tiện sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra.
Bạn đang lo lắng tình trạng bệnh gout của mình đang tiến triển nặng hơn. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh gout tốt nhất
Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô tại nhà an toàn và hiệu quả
Người bị bệnh Gout có nên ăn thịt đỏ không?
Người bị acid uric cao nên ăn gì và kiêng gì?