Người bị bệnh Gout có nên ăn thịt đỏ không?

Người bị bệnh gout có nên ăn thịt đỏ không?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn xảy ra khi lượng acid uric trong máu cao khiến các tinh thể hình thành và tích tụ trong và xung quanh khớp. Bệnh gout có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhất là những thực phẩm giàu purine như thịt đỏ. Liệu người bị bệnh gout có thể ăn thịt đỏ không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Thịt đỏ là gì?

Trong ẩm thực, thịt đỏ thường có màu đỏ khi còn sống và có màu sẫm sau khi nấu chín, trái ngược với thịt trắng có màu nhạt trước và sau khi nấu. Về mặt ẩm thực, chỉ thịt từ động vật có vú hoặc gà (không phải cá) mới được phân loại là đỏ hoặc trắng. Trong khoa học dinh dưỡng, thịt đỏ được định nghĩa là những loại thịt có nhiều myoglobin protein hơn. Thịt trắng được định nghĩa là thịt không sẫm màu từ cá hoặc gà (không bao gồm chân hoặc đùi). Một số loại thịt, chẳng hạn như thịt lợn, được phân loại là thịt trắng theo định nghĩa thông thường hoặc ẩm thực, nhưng là thịt đỏ theo định nghĩa dinh dưỡng vì nó chứa nhiều myoglobin protein.

Vậy thịt đỏ gồm những loại thịt nào? Dựa trên định nghĩa của khoa học dinh dưỡng, thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê, thịt bê,…

Thịt đỏ rất nhiều chất dinh dưỡng

Thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng
Thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng

Thịt đỏ là một thực phẩm bổ dưỡng mà bạn có thể ăn. Nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe.

Trong 100 gram thịt bò sống có chứa hàm lượng dinh dưỡng:

  • Vitamin B3 (niacin): 25% lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần cung cấp
  • Vitamin B12 (cobalamin): 37% lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần cung cấp (vitamin này không thể có được từ thực phẩm thực vật). Vitamin B12 có lợi cho hệ thần kinh. Những người dùng thuốc tiểu đường metformin có nguy cơ bị thấp hơn mức vitamin B12 bình thường.
  • Vitamin B6 (pyridoxine): 18% lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần cung cấp. Vitamin B6 có lợi cho hệ thống miễn dịch
  • Sắt: 12% lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần cung cấp. Sắt là thành phần cần thiết để giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Tình trạng thiếu sắt hay xảy ra ở những đối tượng đặt biệt như trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
  • Kẽm: 32% lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần cung cấp. Kẽm được cơ thể cần để tổng hợp DNA và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Kẽm cũng được tìm thấy trong cá, ngũ cốc, trứng,… Tuy nhiên, kẽm được hấp thụ tốt nhất từ các nguồn thịt và cá.
  • Selenium: 24% lượng chất dinh dưỡng tối thiểu cần cung cấp.
  • Purine: 110-140 mg acid uric.

Thịt đỏ cũng rất giàu chất quan trọng như creatine và carnosine. Những người không ăn thịt thường ít các chất dinh dưỡng này, có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ và não.

Tại sao thịt đỏ giàu dinh dưỡng lại có ảnh hưởng không tốt đối với người bị bệnh gout?

Ảnh hưởng của thịt đỏ đối với sức khỏe
Ảnh hưởng của thịt đỏ đối với sức khỏe

Thịt đỏ là loại thực phẩm chứa hàm lượng Purine khá cao (tổng purine tính bằng acid uric của thịt đỏ từ 100 -400mg acid uric/100g thịt đỏ). Vậy Purine là gì?

Purine là chất quan trọng cần thiết để tạo ra các acid amin. Purine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và ở các mức độ khác nhau. Chúng được chuyển hóa (phân hủy) thành acid uric, một chất thải thường được bài tiết qua nước tiểu. Nếu có quá nhiều acid uric trong máu, có thể phát triển một tình trạng gọi là tăng acid uric máu. Tăng acid uric máu là tiền thân của bệnh gout, là một bệnh thấp khớp, nơi acid uric dư thừa phát triển thành các tinh thể nhỏ trong các mô mềm và khớp. Tăng acid uric máu có thể xảy ra nếu thận không đào thải acid uric kịp do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin. Do đó, những người dễ bị hoặc đã bị bệnh gout từ lâu đã được khuyên nên tránh các thực phẩm giàu purin.

Người bị bệnh gout có thể ăn thịt đỏ hay không?

Vậy người bị bệnh gout có nên loại bỏ thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn?
Vậy người bị bệnh gout có nên loại bỏ thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn?

Đối với những người bị bệnh gout, nên ăn nhiều protein có tính kiềm hơn trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu và các loại hạt, sau đó là cá, sau đó đến thịt gia cầm và sau đó là thịt đỏ.

Đối với các khuyến nghị chung về chế độ và thực đơn cho người bị bệnh gout, tùy theo từng trường hợp mà có những chế độ dinh dưỡng riêng. Nếu họ bị bệnh gout thường xuyên, họ cẩn thận và hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purine như thịt đỏ. Nếu các cơn gout diễn ra ít, không thường xuyên, người bệnh có thể tự do hơn một chút với chế độ ăn uống của họ và làm việc chặt chẽ với bác sĩ đang giám sát các vấn đề về các cơn gout của họ.

Hãy nhớ rằng thực phẩm thường chỉ chiếm 30% thành phần acid uric trong huyết thanh. Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm acid uric. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải làm việc với bác sĩ để điều trị các nguyên nhân của bệnh gout.

Đặc biệt chú ý ở những người bị gout không nên ăn thịt đỏ cùng với rượu, bia. Bởi vì thịt đỏ gây tăng sản xuất acid uric, và rượu, bia góp phần tăng hâp thu các chất dinh dưỡng như purine và đồng thời làm giảm đào thải acid uric. Điều này sẽ làm tăng tần suất xảy ra các cơn gout nhiều hơn.

Baigute – Giảm đau nhanh, hiệu quả

Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả
Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả

Chế độ ăn kiêng bệnh gout có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu. Chế độ ăn kiêng bệnh gout không phải là cách chữa bệnh, nó chỉ có thể làm giảm nguy cơ tái phát cơn gout và làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp nhưng nó chỉ có tác động nhỏ so với việc sử dụng Baigute.

Baigute là sản phẩm đầu tiên kết hợp 3 dược liệu ưu việt dành riêng cho bệnh gout: chiết xuất Nhũ hương, chiết xuất Hạt cần tây và Tơm trơng. Bên cạnh Nhũ tương và Hạt cần tây được nhập khẩu từ Ấn Độ, thì Tơm trơng là một loại dược liệu đặc trưng của vùng núi Tây Nguyên. Cây Tơm trơng đã được người dân đồng bào Tây Nguyên sử dụng từ xa xưa nhằm cải thiện sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu khoa học về cây Tơm trơng cho thấy thành phần Phytosterol có trong cây có tác dụng giảm acud uric máu, chống xơ vữa động mạch,… Cây Tơm trơng cũng tăng cường chức năng thận nên góp phần tăng đào thải acid uric nhằm làm giảm lượng acid uric trong cơ thể, giảm thiểu các cơn gout.

Nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp với người bị bệnh gout với việc sử dụng Baigute. Baigute giúp hạ acid uric trong vòng 28 ngày, từ đó duy trì được mức acid uric phù hợp với cơ thể, ngăn ngừa tái phát các cơn gout.

Lưu ý: Đây là thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế như thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Tùy vào tình trạng bệnh tình của từng người mà có chế độ ăn uống khác nhau và có lượng thịt đỏ phù hợp để cung cấp hàng ngày cho người bị bệnh gout. Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn nếu có thắc mắc gì thêm. Có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.

    [dynamichidden san-pham "CF7_get_post_var key='title'"]
    *Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh gout tốt nhất

    Cách chữa bệnh gout với lá trầu không và nước dừa

    Tác dụng của đu đủ xanh trong việc chữa bệnh gout

    Điều trị bệnh gout bằng thuốc tây

    0/5 (0 Reviews)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *