Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến thức ăn. Vậy người bị bệnh gout nên ăn những loại thực phẩm nào và không nên ăn những loại thực phẩm nào. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn.
Lý do người bị bệnh gout cần có chế độ ăn hợp lý
Bệnh gout là bệnh viêm khớp do sự tích tụ acid uric trong máu, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát. Khi nồng độ acid uric tăng cao, nó có thể hình thành các tinh thể acid uric. Nếu lắng đọng ở các khớp, gây viêm, sưng, đau, đỏ khớp. Nếu lắng đọng ở thận gây viêm thận, sỏi thận.
Có một vài lý do khiến máu chứa lượng acid uric cao. Nó có thể là kết quả của việc thận giảm khả năng đào thải acid uric. Nó cũng có thể là kết quả của việc tăng sản xuất acid uric, thông qua quá trình phân hủy của một chất gọi là purin. Vậy hợp chất purin này từ đâu mà ra.
Purin là một hợp chất hóa học, một phần được tạo ra trong cơ thể và một phần được cơ thể hấp thu từ thức ăn. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa hợp chất purin. Vì vậy muốn kiểm soát bệnh gout tốt hơn, người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý.
Người bị bệnh gout nên kiêng ăn những thực phẩm sau
1. Thực phẩm chứa hàm lượng purin cao
Purin là hợp chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Khi vào cơ thể, purin bị phân hủy thành acid uric. Do đó, giảm các loại thực phẩm giàu purin, đặc biệt các loại được sử dụng thường xuyên, sẽ làm giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Các loại thực phẩm giàu purin, bao gồm:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu,…
- Nội tạng động vật: gan, thận, lòng, tim, cật…
- Hải sản: tôm, cua, ghẹ, các loại động vật có vỏ ( sò, ốc, hến…), cá biển ( cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá thu,…)
- Một số loại rau giàu purin như rau bina, măng tây, nấm
Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể sử dụng các loại thực phẩm này ở mức cho phép theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Thực phẩm chứa nhiều đường fructose
Ăn nhiều các loại thực phẩm này gây nguy cơ tăng cân, béo phì. Ngoài ra các loại thực phẩm này chứa lượng lớn đường fructose có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, tăng đề kháng insulin. Đây là 2 trong nhiều yếu tố phát triển căn bệnh gout.
Các loại thực phẩm có hàm lượng đường fructose cao, bao gồm:
- Bánh quy, bánh ngọt, kẹo, kem.
- Nước trái cây và đồ uống có đường, nước có ga.
- Ngũ cốc có đường.
Các sản phẩm có quá nhiều đường fructose sẽ không tốt cho người bị bệnh gout. Khi đi mua sắm thức ăn mọi người nên để ý bảng thành phần của sản phẩm và có thể thay thế thành các loại bánh ít/không có đường, ngũ cốc không đường,…
3. Người bị bệnh gout nên hạn chế uống rượu bia
Theo một nghiên cứu của đại học Boston, nguy cơ bị cơn gout tái phát tăng gấp 1,36 lần khi tiêu thụ từ 1-2 ly rượu (1 ly tương đương 360ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 45ml rượu mạnh) so với không uống rượu trong 24 giờ trước.
Nguyên nhân là do trong rượu (đặc biệt là bia) chứa nhiều purin. Ngoài ra rượu còn ảnh hưởng đến các quá trình trong thận, làm giảm đào thải acid uric trong nước tiểu dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu.
Uống nhiều rượu, bất kể loại đồ uống có cồn nào, đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ các cơn gout tái phát, kể cả có khả năng với lượng vừa phải. Người bị bệnh nên hạn chế uống rượu bia các loại để giảm nguy cơ tái phát cơn gout.
Thực phẩm tốt người bị gout nên ăn
1.Nước tốt cho sức khỏe
Uống nước mỗi ngày có lợi cho sức khỏe. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới con người trung bình uống từ 1-2 lít nước mỗi ngày.Việc uống nước thường xuyên vừa giúp đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa giúp giảm khả năng lắng đọng tinh thể ở các khớp, góp phần giảm các triệu chứng của bệnh gout.
2. Trái cây chứa nhiều dưỡng chất
Mặc dù trái cây có chứa đường fructose nhưng không nên hạn chế. Điều này là do trong trái cây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, các vitamin (vitamin A, C,E,K), khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Đây đều là các chất tốt cho sức khỏe con người.
Đặc biệt việc bổ sung thêm các loại trái cây chứa vitamin C như cam, bưởu, chanh,… có thể coi là một biện pháp phòng ngừa, vì vitamin C có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu và làm giảm nguy cơ bệnh gout. Ngoài ra có một vài bằng chứng nghiên cứu cho thấy quả anh đào có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bị gout cấp.
3. Rau củ tốt cho người bị bệnh gout
Người bệnh gout có thể yên tâm về các loại rau củ. Vì hầu hết chúng đều chứa ít purin và giàu các vitamin, khoáng chất . Người bệnh chỉ cần lưu ý hạn chế ăn măng tây, nấm, rau bina vì chúng chứa nhiều purin.
4. Thịt trắng chứa ít hàm lượng purin
Các loại thịt trắng (thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt cá sông,…) chứa ít lượng purin hơn. Người bị bệnh gout có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng trong khẩu phần ăn để đảm bảo cung cấp đủ protein cần thiết cho cơ thể.
5. Tinh bột, thực phẩm giàu tinh bột chứa ít purin tốt cho người bệnh gout
Bao gồm gạo, khoai tây, khoai lang, mì, bánh mì, phở, lúa mạch, bún,… Những loại thực phẩm này chỉ chứa một lượng nhỏ purin, không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ acid uric.
6. Thực phẩm ít chất béo
Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến béo phì, một trong những nguy cơ gây bệnh gout. Người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bằng cách ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các sản phẩm ít chất béo như sữa ít béo. Thay đổi các món chiên bằng món hấp, luộc, nướng trong khẩu phần ăn. Sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành,… để giảm bớt lượng chất béo không tốt từ động vật.
Sản phẩm Baigute giúp Giảm acid uric máu hiệu quả
Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ tái phát bệnh gout. Hãy nhớ rằng những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu nhưng để có hiệu quả hơn bạn có thể sử dụng kết hợp với Viên uống Baigute để hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.
Baigute là sản phẩm duy nhất trên thị trường chiết suất từ 3 dược liệu, đó là nhũ hương, hạt cần tây và tơm trơng. Đây đều là những thành phần tốt nhất trong việc hỗ trợ bệnh. Điều đặc biệt tạo nên sự khác biệt của Baigute đối với các sản phẩm khác trên thị trường là thành phần chiết suất từ hạt Cần Tây.
Nhờ vậy, Baigute đem lại hiệu quả vượt trội đối với người bệnh gout như kháng viêm, giảm sưng đau trong các cơn gout cấp, vừa giúp hạ và duy trì hàm lượng acid uric trong máu ổn định.
Để có hiêu quả tốt nhất, người sử dụng nên uống Baigute 2 lần một ngày và mỗi lần uống từ 1 viên. Hiệu quả giảm đau của sản phẩm có thể nhận thấy sau 2-3 tuần sử dụng, và nếu duy trì sử dụng có thể phòng ngừa acid uric tăng cao trở lại.
Lưu ý: thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lời kết
Qua bài viết này hy vọng có thể giải quyết được thắc mắc của bạn về cần biết về thực đơn cho người bị bệnh gout. Hãy nhớ uống nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây, rau củ, tránh thịt đỏ và các loại hải sản.Đừng quên duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe bạn nhé. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn Phí.
Xem thêm bài viết liên quan:
Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh gout tốt nhất
Bệnh gout có nguy hiểm không? Cách để ngăn ngừa tình trạng bệnh
Tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh gout
Hướng dẫn cách chữa bệnh gout tại nhà bằng thuốc nam