Tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan để có những biện pháp chữa trị phù hợp là điều vô cùng cần thiết, góp phần loại bỏ tình trạng bệnh này càng sớm càng tốt.
Rối loạn chức năng gan được nhận biết bằng các dấu hiệu phổ biến như: cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn; có cảm giác buồn nôn; đỏ lòng bàn tay; vàng da và mắt; phù nề; mẩn ngứa; trướng bụng hoặc sốt nhẹ kéo dài.
Để lâu tình trạng này sẽ khiến tổn thương gan nặng nề và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hiện nay, người ta thường dùng thuốc để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên mỗi người bệnh lại được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan
Gan bị rối loạn, không thể hoạt động như bình thường là do:
– Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm cho nồng độ nicotin trong máu tăng cao khiến gan phải làm việc nhiều hơn để bài tiết độc tố này, giải độc cho máu.
– Ít ăn rau, trái cây và những thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin.
– Ăn nhiều thức ăn chứa hàm lớn dầu mỡ, chất béo và các chất có hại cho gan.
– Sinh hoạt không hợp lý: thường xuyên thức khuya dậy sớm, làm việc quá sức và không nghỉ ngơi điều độ cũng khiến gan bị ảnh hưởng, gây rối loạn chức năng.
– Uống thuốc: uống nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng làm chức năng gan bị kém đi do gan bị nhiễm hóa chất.
– Mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, viêm gan, chức năng thận yếu…
– Môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại.
– Những người cao tuổi cũng dễ mắc chứng rối loạn chức năng gan do cơ thể bị lão hóa, gan cũng “già” đi.
– Nghiện rượu bia, đồ uống có ga, cồn và thường xuyên sử dụng chất kích thích.
Cách phòng ngừa rối loạn chức năng gan
Để phòng chống rối loạn chức năng gan và điều trị dứt điểm tình trạng này, chúng ta cần:
– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp gan nhanh chóng phục hồi như chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin C, vitamin B12…
– Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm đóng hộp, thực phẩm bẩn.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
– Không nên thức khuya quá 23h đêm và ngủ đủ giấc.
– Đặc biệt cần kiểm soát tế bào Kupffer – nguyên nhân chính khiến gan suy yếu, rối loạn không thể phục hồi.
– Tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch chống lại các virus gây bệnh cho gan.
– Tiêm phòng vaccine chống virus gây bệnh ở gan, điển hình là viêm gan B và C.
– Điều trị các bệnh lý gây ảnh hưởng cho gan như tiểu đường, béo phì, sỏi mật…
Phương pháp chẩn đoán rối loạn chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan là phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn chức năng gan đồng thời đưa ra bằng chứng về những tổn thương mà gan đang gặp phải.
Quá trình xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc:
- Định lượng enzym và một số chất chuyển hóa tại gan như: transaminase, GGT (gamma-glutamyl transpeptidase), phosphatase kiềm và bilirubin.
- Đánh giá chức năng và khả năng chuyển hóa của gan.
Ngoài xét nghiệm chức năng, người ta còn bổ sung thêm một vài xét nghiệm khác nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất, tránh những nhầm lẫn y khoa không đáng có. Các xét nghiệm đó bao gồm: xét nghiệm cholesterol trong máu, điện di protein, chỉ số amoniac máu, định lượng transferrin thiếu hụt carbohydrat (CDT), xét nghiệm huyết thanh…
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị rối loạn chức năng gan
Không thể phủ nhận vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với việc điều trị bệnh nói chung và bệnh rối loạn chức năng gan nói riêng. Người bị chứng rối loạn chức năng gan cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để bệnh không trở nặng. Do đó, cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:
– Tùy theo giai đoạn bệnh mà cung cấp đầy đủ năng lượng, thường là 25 – 40 Kcal/kg cân nặng/ngày.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn từ 5 – 6 bữa/ngày.
– Không ăn thực phẩm dễ gây kích ứng như: tôm, cua, đậu phộng, đậu tương, lúa mì…
– Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.
– Uống đủ nước mỗi ngày: 40 ml/kg/ngày.
– Nói không với thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh và thức ăn nhiều dầu mỡ.
– Chất béo lipid cần hạn chế, chỉ để chiếm 10 – 15% tổng năng lượng.
– Cung cấp lượng protein vừa đủ, mỗi ngày khoảng 0,8 – 2 gram/kg.
Không khó để ngăn ngừa gan bị rối loạn chức năng khi đã nắm rõ về nguyên nhân gây bệnh. Hãy chủ động phòng tránh tình trạng này để không mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khác ở gan bạn nhé!
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
– Gan và chức năng gan. Tác nhân ảnh hưởng chưc năng gan.
– Rối loạn chức năng gan. Những điều bạn cần biết để bảo vệ gan hiệu quả.
– Những triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh rối loạn chức năng gan.