Bệnh gout cấp và bệnh gout mạn tính khác nhau như thế nào. Hãy đọc bài viết này để biết thêm thông tin hữu ích nhé.
Hiểu hơn về bệnh gout
Bệnh gout là một loại viêm khớp trong đó các tinh thể nhỏ hình thành bên trong và xung quanh khớp. Các tinh thể xuất hiện trong khớp là tinh thể urat. Khi nồng độ acid uric trong máu cao, cơ thể không thể đào thải được chúng ra ngoài, dẫn đến sự lắng đọng kết tụ các tinh thể muối urat vào khớp và xung quanh khớp. Sự lắng đọng acid uric là nguyên nhân gây bệnh gout. Nó làm xuất hiện các cơn đau, sưng, đỏ và đau đột ngột, dữ dội ở các khớp.
Nguyên nhân gây bênh gout
Nguyên phát: chưa rõ nguyên nhân, có thể liên quan đến chế độ ăn thực phẩm chứa nhiều purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, nấm, măng tây, rau bina), do di truyền, hội chứng chuyển hóa. Thường gặp 95% ở nam giới.
Thứ phát:
- do các bệnh lý khác như suy thận, bệnh bạch cầu cấp,…
- do sử dụng thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu (Furosemid, Thiazid, Acetazolamid…), thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính, thuốc trị lao.
- Nữ chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao.
- Các yếu tố nguy cơ bệnh gout bao gồm tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.
Phân loại bệnh gout cấp tính và mãn tính
Cơn gout cấp
Thời gian
- Cơn gout cấp đầu tiên thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm.
- Các triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày, thường sau 5-7 ngày rồi các triệu chứng sẽ giảm dần: đỡ đau nhức, đỡ phù nề, bớt đỏ. Hết cơn gout cấp, khớp bình phục bình thường.
Nguyên nhân
- Cơn gout cấp xuất hiện sau khi ăn uống quá mức các loại thực phẩm chứa nhiều purin, uống quá nhiều rượu.
- Bị lạnh đột ngột.
- Chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng.
Triệu chứng
- Thường xảy ra ở khớp bàn – ngón chân cái ( 60%- 70%), có thể ở các vị trị khác như bàn chân, cổ chân, bàn tay, cổ tay,…
- Đau ngón chân cái ở một bên chân, trong khi ngón chân cái chân bên kia không đau gì cả. Trong vài giờ, ngón chân cái sưng to dần, ửng đỏ, đau nhức.
- Khớp sưng to, đỏ ửng, nóng, phù nề, căng bóng, đau nhức dữ dội và mức độ đau ngày càng tăng lên, đụng nhẹ cũng rất đau.
- Kèm theo đó người bệnh có thể sốt, rét run, mệt mỏi,…
Khoảng thời gian giữa các đợt gout cấp
- Khoảng cách giữa các cơn gout cấp đầu tiên và cơn thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí > 10 năm.
- Khoảng cách thời gian giữa các cơn gout sau ngày càng ngắn, các cơn xảy ra liên tiếp nhau.
Bệnh gout mãn tính
Thời gian
- Xuất hiện chậm, có thể nhiều năm sau cơn gout cấp đầu tiên.
- Mức độ nghiêm trọng hơn so với cơn gout cấp.
Nguyên nhân
- Điều trị các cơn gout cấp chưa hiệu quả.
- Lắng đọng urat hình thành các hạt Tôphi (cục u) dưới da.
Triệu chứng
- Hạt Tôphi: Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Tôphi thường xuất hiện ở sụn vành tai, ở xung quanh các phần mô mềm của khớp (ngón chân, khuỷu tai, cổ chân, gối, ngón tay,…)
- Kích thước các hạt toophi từ vài mm đến vài cm, không đau, dưới lớp da mỏng có thể nhìn thấy cặn trắng.
- Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo khớp…
Biểu hiện về thận
Nồng độ acid uric cao khi đến thận, sẽ lắng đọng ở các tổ chức thận. Lâu dài có thể dẫn đến tình trạng sỏi thận, tổn thương thận.
Xem thêm: Chế độ ăn dành cho bệnh gout: nên ăn gì và kiêng gì?
Phương pháp chuẩn đoán bệnh gout
Các xét nghiệm cần thực hiện để chuẩn đoán bệnh gout:
- Kiểm tra dịch khớp: Bác sĩ có thể sử dụng kim để hút dịch từ khớp bị ảnh hưởng của bạn. Test có giá trị nhất trong gout là xét nghiệm tinh thể urat lấy được khi chọc khớp. Hoặc tinh thể urate ở tôphi.
- Xét nghiệm máu: Đo nồng độ acid uric máu, tốc độ lắng máu,…
- Chụp X-quang: Chụp X-quang khớp có thể chỉ ra sự lắng đọng những tinh thể tophi và tổn thương do viêm khớp nhiều lần. Ngoài ra, X- quang còn có tác dụng theo dõi những ảnh hưởng của gout mạn tính lên khớp.
Điều trị bệnh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt dành cho người bệnh gout
- Tránh các thực phẩm có nhiều purin như tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt heo,…), hải sản (cua, tôm, ốc, sò,…), nấm, măng tây, rau bina.
- Có thể ăn trứng. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ.
- Ăn nhiều hoa quả, đặc biệt các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi,…
- Không uống rượu, nước ngọt, nước có gas.
- Tránh ăn đồ ngọt, chất béo.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Thay thế các món chiên bằng các món hấp, luộc. Sử dụng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành thay cho dầu động vật.
- Tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày.
- Uống nhiều nước, khoảng 1- 2lít nước trong 24h.
Điều trị nội khoa
Thuốc chống viêm:
- Colchicin có tác dụng chống viêm, giảm đau trong cơn gout cấp. Ngoài ra, colchincin còn được dùng phối hợp với probenecid trong dự phòng bệnh gout.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofena, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…).
- Corticoid
Thuốc giảm và duy trì hàm lượng acid uric máu ở mức cho phép:
- Allopurinol là thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric, dẫn đến giảm nồng độ acid uric trong máu.
- Probenecid là thuốc có tác dụng tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Phương pháp phòng ngừa bệnh gout
- Bệnh nhân cần hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin, uống quá nhiều rượu, tăng cường sức khỏe bằng cách vận động thể dục thể thao. Mỗi ngày uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Nếu bạn mắc các bệnh lý có nguy cơ gây bệnh gout như suy thận, cao huyết áp , bệnh rối loạn chuyển hóa… thì bạn cần điều trị các bệnh này thật tốt.
- Người bị béo phì thì nguy cơ bị bệnh gout cao. Vì vậy, bạn cần phải giảm cân và duy trì chế độ cân nặng ở mức bình thường.
Baigute – Sản phẩm hỗ trợ bệnh gout
Đối với những bệnh gout, người bệnh cần kiểm soát tốt nồng độ acid uric, ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp và ngăn ngừa tiến triển thành gout mạn .Qua đây mình xin giới thiệu bạn đọc sản phẩm Baigute.
Baigute là sản phẩm được sản xuất từ hạt Cần Tây, cây Tơm Trơng và Nhũ Tương. Sản phẩm Baigute chứa hoạt chất Boswellic acids có tác dụng kháng viêm mạnh có trong chiết suất Nhũ Hương. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa hoạt chất 3nB, luteolin, vitamin C và Kali giúp giảm viêm, giảm đau, giảm Acid uric máu có trong chiết xuất Hạt Cần tây và các chất vô cơ, các nguyên tô vi lượng và phytosterol ( có trong cây Tơm trơng ở Tây Nguyên) giúp tăng khả năng đào thải acid uric của thận. Nhờ vậy, Baigute có thể hạ acid uric nhanh chóng chỉ trong vòng 4 tuần. Sản phẩm còn giúp ổn định nồng độ acid uric trong máu và ngăn tái phát cơn gout cấp.
Hiện nay Baigute là một trong những thực phẩm chức năng được các chuyên gia y tế tin tưởng về sự an toàn và hiệu quả. Ngoài ra bệnh nhân cần chú ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm Tại đây.
Lời kết
Qua bài viết này hy vọng có thể giúp bạn phân biệt được bệnh gout cấp tính và bệnh gout mạn tính. Hãy nhớ sử dụng sản phẩm hỗ trợ để duy trì nồng độ acid uric máu ổn đinh, ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp, đẩy lùi tiến triển thành gout mạn. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miến phí về tình trạng bệnh của bạn.
Xem thêm bài viết liên quan:
Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh gout tốt nhất
Thực đơn cho người bị bệnh gout giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt
Mách bạn 7 cách chữa bệnh gout tại nhà an toàn và hiệu quả