Tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh gout

Các cách chữa bệnh gout bằng lá lốt an toàn và hiệu quả

Dùng lá lốt cho người bệnh gout là một trong những bài thuốc dân gian được sử dụng hiện nay. Ắt hẳn không ít người đặt câu hỏi vậy tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh gout là gì? Dùng như thế nào? và có nên dùng lá lốt để chữa bệnh gout hay không?  Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Lá lốt và tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, họ Hồ tiêu. Là loài cây thân thảo, mọc bò thành từng bụi, từng đám. Thân cây cao khoảng 40 – 50 cm, phồng lên ở các mấu. Lá lốt có hình tim, lá đơn nguyên, mọc so le, mặt trên lá xanh bóng, có 5 gân chính mọc ra từ cuống lá. Cuống lá có gốc bẹ ôm thân. Lá lốt có mùi thơm đặc trưng.

Lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc với người Việt
Lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc với người Việt

Không những là một loại rau quen thuộc trong thực đơn hằng ngày của người Việt Nam, lá lốt còn được biết đến với như một bài thuốc dân gian thân thiện. Lá lốt chứa tinh dầu, alkaloid thường được dùng kháng khuẩn, kháng viêm. Phối hợp với Ngải cứu chữa tê thấp, đau lưng. Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa rắn cắn, giải ngộ độc nấm. Ngậm nước sắc hiệu quả để chữa đau răng. Vậy tác dụng của lá lốt trong chữa bệnh gout là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Bệnh gout xảy ra khi các tinh thể urat tích tụ ở trong khớp, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội khi cơn gout tấn công. Các tinh thể urat hình thành khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Thông thường acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận, thải ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều hoặc thận đào thải quá ít acid uric. Khi điều này xảy ra, acid uric sẽ tích tụ tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn ở trong các khớp và mô xung quanh gây ra tình trạng viêm, sưng và đau.

Triệu chứng, yếu tố nguy cơ nào dẫn đến gout?

Triệu chứng

Triệu chứng đau nhức ở các khớp thường gặp ở người bị gout
Triệu chứng đau nhức ở các khớp thường gặp ở người bị gout

Các cơn gout thường xảy ra một cách đột ngột và thường xuất hiện vào ban đêm với một số biểu hiện như sau:

  • Đau khớp một cách đột ngột và dữ dội: thông thường bệnh gout gây đau ở ngón chân cái, sau đó là khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối.
  • Sưng, nóng, đỏ: ngón chân cái đột ngột đau dữ dội – thường là ban đêm, sau đó nóng dần lên và sưng tấy gây ra cảm giác rất khó chịu. Có khi, cảm giác này khó chịu đến nổi một va chạm nhẹ hoặc chăn đắp lên cũng gây đau đớn.
  • Hạn chế những vận động thường ngày và gây khó chịu kéo dài. Cảm giác khó chịu có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến gout:

  • Chế độ ăn uống: Nếu thực đơn hằng ngày của bạn chứa nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu hoặc hải sản, nước uống chứa nhiều fructose như nước ngọt có gas sẽ góp phần làm tăng acid uric trong máu. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu, bia cũng ảnh hưởng đến sự sản sinh acid uric.
  • Tuổi và giới tính: bệnh gout thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn, thông thường là trong độ tuổi khoảng 30 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, bệnh gout sẽ thường gặp ở nữ giới sau mãn kinh.
  • Béo phì: đối với những người béo phì, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều và giảm đào thải acid uric hơn so với người bình thường.
  • Thuốc: một số loại thuốc làm tăng sản xuất acid uric và một số loại thuốc làm giảm đào thải acid uric.
  • Mắc một số bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết.
  • Hội chứng chuyển hóa.
  • Một số bệnh về suy giảm chức năng thận.

Tác dụng của lá lốt trong chữa bệnh gout

  • Các Alkaloid và tinh dầu trong lá lốt giúp tiêu sưng, kháng khuẩn, chống viêm, ngăn phát tín hiệu đau lên não giúp giảm đau, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh gout.
  • Flavonoid trong lá lốt có tính chống oxy hóa, giảm viêm và tăng khả năng đàn hồi của các mô sụn.

Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt

1. Uống nước sắc lá lốt

Nước sắc lá lốt giúp giảm triệu chứng của bệnh gout
Nước sắc lá lốt giúp giảm triệu chứng của bệnh gout

Cách thực hiện:

  • Đun 15 – 30g lá lốt tươi hoặc 5 – 10g lá lốt khô với 2 chén nước.
  • Đun đến khi còn ½ chén nước thì dừng.
  • Gạn lấy nước.
  • Chia phần nước đã gạn thành 2 phần, uống vào buổi sáng và buổi tối.

2. Dùng kèm với các món ăn

Chế biến lá lốt với thức ăn giúp kích thích vị giác và dễ sử dụng
Chế biến lá lốt với thức ăn giúp kích thích vị giác và dễ sử dụng

Đây là cách đơn giản mà hiệu quả, dễ thực hiện và làm tăng vị giác của người bệnh. Bạn cũng có thể chế biến lá lốt thành những món ăn phù hợp với khẩu vị của mình để kích thích vị giác như canh lá lốt, cháo lá lốt, cá rô ôm lá lốt.

3. Ngâm chân bằng lá lốt

  • Đun 30g lá lốt đã rửa sạch với khoảng 1 lít nước, đợi nước nguội dần ngâm vùng khớp bị ảnh hưởng do cơn gout khoảng 15 – 20p. Ngâm 2 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả. Ngâm vào ban đêm trước khi đi ngủ để hạn chế các cơn đau về đêm do gout.
  • Lưu ý: Không thực hiện biện pháp này đối với những người suy giãn tĩnh mạch, đái tháo đường, xơ cứng động mạch.
Ngâm chân bằng lá lốt giúp chữa trị bệnh gout hiệu quả
Ngâm chân bằng lá lốt giúp chữa trị bệnh gout hiệu quả

4. Rượu lá lốt chữa gout

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây lá lốt, cắt thành đoạn khoảng 3cm sau đó phơi khô.
  • Ngâm với rượu trắng 1 tháng.

Cách dùng: xoa nhẹ nhàng lên vùng khớp bị đau do gout.

Lưu ý: không thoa lên vùng da bị trầy xước, vết thưởng hở, da nhạy cảm.

Lưu ý khi dùng lá lốt để chữa bệnh gout

  • Chữa bệnh gout bằng lá lốt chỉ là một bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị gout, phù hợp với bệnh ở giai đoạn nhẹ. Bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn những biện pháp điều trị phù hợp hơn.
  • Nếu bạn bị nhiệt miệng, đau dạ dày, táo bón thì không nên sử dụng.
  • Không nên dùng quá 100g/1 ngày vì có thể gây táo bón, phát ban. Nếu có các biểu hiện bất thường khi sử dụng thì nên dừng ngay.

Baigute – Dập tan lo âu cho bệnh gout

Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả
Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả

Bệnh gout nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về sau. Sản phẩm Baigute được sản xuất từ những thành phần thiên nhiên với hiệu quả ưu việt cho người bị gout bao gồm các hoạt chất sau:

  • Chiết xuất Nhũ hương: Chứa Boswellic acid với tác dụng chống viêm mạnh, bổ sung máu tới các vùng cơ bị viêm, sửa chửa các vùng hư hại do gout.
  • Chiết xuất hạt Cần Tây: Chứa 3nB với tác dụng ức chế tổng hợp acid uric, tăng đào thải acid uric. Luteolin với tác dụng oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm đau.
  • Tơm trơng: Chứa Phytosterol với tác dụng hạ acid uric và giảm cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch.

Với những hoạt chất trên, Baigute hỗ trợ giảm đau nhanh trong 7 – 10 ngày, hạ acid uric trong 4 tuần. Từ đó, cải thiện triệu chứng của gout, hạ acid uric, ngăn tái phát cơn gout. Baigute với thành phần dược liệu đã được chuẩn hoá, không tác dụng phụ và hiệu quả đã được chứng minh trên lâm sàng.

Baigute là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Sử dụng lá lốt để chữa bệnh gout là một bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng. Những phương pháp trên giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của gout. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý khi sử dụng và kết hợp với chế độ ăn uống, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

Bạn đang lo lắng tình trạng bệnh gout và những cơn đau dữ dội vẫn chưa chấm dứt. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn về cách chữa trị bệnh hiệu quả.

Xem thêm bài viết liên quan:

Những loại trái cây tốt cho người bị bệnh gout mà bạn cần biết

Cách chữa bệnh gout bằng giấm táo tại nhà hiệu quả

Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh gout tốt nhất

Acid uric cao là gì? Nguyên nhân và chỉ số acid uric bao nhiêu là cao?

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *