Một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra các cơn gout. Vậy thực đơn như thế nào là hợp lý cho người bệnh gout? Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm nên và không nên cho người bệnh gout qua bài viết dưới đây nhé!
Gout là gì? Và các nguyên nhân dẫn đến bệnh gout?
Gout là một bệnh mạn tính, cần thời gian điều trị lâu dài kết hợp với một thực đơn ăn uống hợp lý. Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp lặp đi lặp lại ở khớp bàn ngón, cổ chân và gối, thường chỉ bị mỗi lần một khớp, gây đau nhức và cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh gout gồm 2 nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát, thông thường phổ biến nhất là do nguyên phát. Gout nguyên phát là do rối loạn trong chuyển hóa purin và rối loạn trong sự đào thải acid uric. Gout thứ phát là do các bệnh lý khác hay do dùng thuốc gây ra.
Tại sao người bị bệnh gout nên có thực đơn riêng?
Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Chính sự rối loạn này dẫn đến sự lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, do tăng lượng acid uric tích trữ ở trong máu. Do đó, khi chúng ta nạp vào người quá nhiều những thực phẩm giàu nhân purin, lượng acid uric tích trữ trong máu sẽ tăng cao trong khi cơ thể không kịp đào thải gây ra sự lắng đọng các tinh thể, làm khởi phát các cơn gout.
Nhân purin có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày, tuy nhiên tùy vào mỗi loại thực phẩm mà lượng purin là nhiều hay ít. Nhờ vào đặc điểm này, để giúp người bệnh gout có thể hạn chế các cơn gout xảy ra mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày chúng ta có thể tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu purin mà thay vào đó là những thực phẩm ít purin, những thực phẩm giúp cơ thể đào thải acid uric.
Thực đơn cho người bệnh gout
Không phải ai có acid uric trong máu cao cũng bị bệnh gout, nhưng những ai bị bệnh gout thì lượng acid uric chắc chắn cao. Vì vậy, việc lựa chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý là hết sức cần thiết. Những thực phẩm chứa ít base purin, những thực phẩm giúp cơ thể đào thải acid uric sẽ giúp bạn kiểm soát đáng kể lượng acid uric trong máu, gia giảm nguy cơ xảy ra các đợt gout, có thể kể đến những loại thực phẩm sau đây:
Thịt trắng chứa hàm lượng purin thấp tốt cho người bệnh gout
Sử dụng những loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, cá sông (các loại cá thịt thịt trắng như cá lóc, cá rô, cá diêu hồng, cá trắm,..) không những chứa ít purin mà còn cung cấp protein và đạm cần thiết cho cơ thể đấy. Tuy nhiên các loại thịt gia cầm kể trên tốt nhất chỉ nên ăn 2 – 3 lần/ tuần để hạn chế tối đa lượng purin đưa vào.
Rau củ
Các loại rau xanh như súp lơ, cải xanh, rau cần, rau muống,.. sẽ giúp kiềm hóa nước tiểu, gia tăng sự thải trừ acid uric. Các loại củ như dưa chuột, su hào,.. cũng chứa một lượng ít purin, nhưng cần tránh sử dụng một số loại như nấm, măng tây, giá đỗ,..
Thực phẩm chứa ít chất béo
Mặc dù chất béo là một thành phần quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng sử dụng quá mức sẽ ảnh hưởng quá trình thải acid uric dẫn đến nguy cơ gây ra các đợt gout. Bên cạnh đó tích trữ mỡ sẽ làm tăng trọng lượng thể, gây hiện tượng thừa cân, béo phì có hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên cân nhắc sử dụng những thực phẩm chứa ít chất béo như sữa ít béo, dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc, thay thế các món chiên xào bằng các món luộc, thịt thì dùng thịt nạc không lấy mỡ, thịt gà vịt bỏ da,..
Thực phẩm chứa ít đường
Tránh sử dụng đường tinh luyện thay vào đó bạn có thể cân nhắc đường tự nhiên trong rau củ, ngũ cốc. Ngoài việc chứa lượng thấp purin chúng còn giúp hòa tan và giảm acid uric trong cơ thể.
Trứng
Đối với bệnh gout phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm khắc, nên việc bổ sung protein từ trứng và sữa là hết sức quan trọng. Bên cạnh việc cung cấp đạm cho cơ thể, chứa lượng ít purin, trứng còn có chứa axit béo omega 3 cao tốt cho việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến khớp.
Trái cây giúp đào thải acid uric tốt
Trái cây cung cấp cho cơ thể vitamin C giúp cho sự gia tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Có thể kể đến các loại trái cây quen thuộc như cam, chanh, dâu tây, cà chua, nho, bưởi,… Ngoài ra trái cây còn giúp cung cấp các khoáng chất, chất xơ và chống oxi hóa nữa đấy.
Người bị bệnh gout nên uống nhiều nước
Uống nhiều nước: uống khoảng 2-4lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Uống nhiều nước chưa bao giờ là thừa thãi cả. Ngoài việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, uống nhiều nước còn giúp làm tăng lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ, làm hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong cwo thể.
Thực phẩm chứa nhiều purin nên tránh
Để có thể kiểm soát những đợt gout xảy ra, giảm lượng purin đưa vào cơ thể bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều lượng base purin sau đây.
Thực phẩm chứa nhiều đạm người bị bệnh gout nên hạn chế
Đây là nhóm thực phẩm chứa lượng purin cao, người bị bệnh gout nên kiêng ăn những thực phẩm này, nếu có sử dụng thì hãy cân nhắc dùng với một lượng thật ít để đảm bảo lượng purin vào cơ thể là thật thấp. Nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm bao gồm tạng động vật (gan, tim,…), thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu,…), hải sản (tôm, cua, sò, cá thu, cá cơm, cá trích, cá ngừ,…).
Bia rượu
Hạn chế sử dụng những sản phẩm có chứa cồn như bia rượu vì bia rượu sẽ làm tăng sự hấp thu base purin trong cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều frutose
Việc sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều frutose như các loại nước ngọt có ga tăng nguy cơ gây ra gout 2 đến 3 lần. Bên cạnh việc có một thực đơn hợp lý, người bệnh gout nên tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương, cần giảm cân và có chế độ luyện tập thể dục đều đặn.
Baigute – Giải pháp tối ưu cho người bệnh gout
Viên uống Baigute là sản phẩm duy nhất trên thị trường kết hợp 3 dược liệu có công hiệu tốt nhất đối với bệnh gout, vừa có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau trong cơn gout cấp trong vòng 4 – 7 ngày vừa hạ nhanh lượng acid uric trong vòng 4 tuần và duy trì lượng acid uric trong máu ổn định, ngăn tái phát gout.
- Chiết xuất Nhũ Hương (Nhập khẩu từ Ấn Độ):Hoạt chất chính là boswellic acid có tác dụng kháng viêm mạnh, kích thích sự phát triển các mô sụn, bổ sung lượng máu đến các phần cơ bị viêm giúp sửa chữa các thương tổn do bệnh gout gây ra.
- Chiết xuất hạt Cần Tây (Nhập khẩu từ Ấn Độ):Chứa hoạt chất luteolin, vitamin C và kali giúp giảm viêm, giảm đau, giảm acid uric máu giúp ổn định tình trạng gout và góp phần giảm tái phát các cơn gout cấp.
- Tơm Trơng: Với hơn 15 hoạt chất vô cơ, các nguyên tố vi lượng và đặc biệt là phytosterol hỗ trợ tăng sự đào thải acid uric của thận, hạn chế gia tăng acid uric trong máu.
Với 100% dược liệu đã được chuẩn hóa, hiệu quả được chứng minh trên lâm sàng, Baigute chính là giải pháp tối ưu cho người bệnh gout.
Sản phẩm không phải là thuốc là không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lời kết
Đối với những ai bị bệnh gout, việc thay đổi lối sống mà trong đó thay đổi chế độ ăn uống là một biện pháp giúp giảm các cơn gout quan trọng nhất. Một thực đơn hợp lý tránh các thực phẩm có chứa nhiều base purin nhưng vẫn giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là một giải pháp tối ưu phải không nào. Hi vọng qua bài viết này mọi người có thể lựa chọn cho mình một thực đơn an toàn và hiệu quả nhé!
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn có một thực đơn cho người bị bệnh gout. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.
Xem thêm bài viết liên quan:
Chế độ ăn dành cho bệnh gout: nên ăn gì và kiêng gì?
Top 6 loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh gout tốt nhất
Mách bạn 6 cách chữa bệnh gout tại nhà bằng thuốc nam hiệu quả
Bệnh gout có nguy hiểm không? Cách để ngăn ngừa tình trạng bệnh