Top 5 loại thuốc làm giảm acid uric trong máu hiệu quả

Các loại thuốc giúp hạ acid uric máu hiệu quả

Tăng acid uric có thể dẫn đến bệnh gout gây ra đau đớn cho các khớp và tích tụ các tinh thể urat. Để ngăn ngừa tình trạng này, ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể dục đều đặn, giảm bớt căn thẳng, thì việc sử dụng thuốc giúp hạ acid uric cũng là điều kiện quan trọng để góp phần cải thiện sức khỏe của bạn. Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu 5 loại thuốc tiêu biểu được sử dụng để làm giảm acid uric máu.

Top 5 loại thuốc giúp giảm acid uric trong máu tốt

1. Viên uống Baigute

Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả
Sản phẩm Baigute với thành phần từ thiên nhiên giúp giảm acid uric hiệu quả

Baigute là một sản phẩm được điều chế từ các dược liệu quý có nguồn gốc từ thiên nhiên, bao gồm:

  • Chiết xuất từ cây Nhũ hương: Chứa hoạt chất chính là boswellic acids- là một chất có tác dụng kháng viêm mạnh giúp ngăn cản bạch cầu xâm nhập vào các mô, tránh gây ra tình trạng phá hủy các mô bởi bạch cầu, bổ sung lượng máu đến các phần cơ bị viêm, từ đó giúp sửa chữa các vùng bị hư hại do bạch cầu gây ra.
  • Chiết xuất từ hạt Cần tây: Một loại dược liệu được khuyên dùng cho người tăng acid uric vì nó chứa các hoạt chất có lợi như luteolin và C3nB có tác dụng giúp hạ acid uric máu.
  • Tơm trơng: Chứa các hoạt chất vô cơ, phytosterol và các nguyên tố vi lượng giúp tăng khả năng đào thải acid uric của thận ra khỏi cơ thể.

Chỉ định sử dụng:

  • Hỗ trợ giảm acid uric
  • Cải thiện các triệu chứng của bệnh gout như sưng, đau các khớp.

Nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp với người bị tăng acid uric với việc sử dụng Baigute 2 lần/ngày và mỗi lần uống từ 1 viên. Baigute giúp hạ acid uric trong vòng 2 tuần, từ đó duy trì ở mức độ phù hợp với cơ thể, ngăn ngừa tái phát các cơn gout.

Sản phẩm Baigute hiện đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý: đây là thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế như thuốc chữa bệnh.

Là một sản phẩm được chiết suất từ các dược liệu quý, hỗ trợ cho việc giảm acid uric một cách hiệu quả nên Baigute rất an toàn khi sử dụng, không tác dụng phụ và được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

2. Thuốc Allopurinol giúp ngăn ngừa tổng hợp acid uric

Thuốc Allopurinol giúp ngăn ngừa tổng hợp acid uric
Thuốc Allopurinol giúp ngăn ngừa tổng hợp acid uric

Đây là một dẫn chất purin, trong cơ thể chuyển hóa thành oxipurinol ức chế xanthine oxidase (xanthine oxidase là một enzym xúc tác quá trình oxy hóa xanthine thành acid uric).

Chỉ định sử dụng trong:

  • Làm hạ, duy trì acid uric ở mức cho phép.
  • Hóa trị gây ra tăng acid uric máu.
  • Tái phát sỏi thận.

Cách sử dụng Allopurinol:

Theo khuyến cáo của ACR (American College of Rheumatology Guideline for the Management of Gout) thì:

STT Khuyến cáo của ACR Mức khuyến cáo
1 Khởi đầu sử dụng không quá 100mg/ngày cho tất các bệnh nhân gout. B
2 Khởi đầu liều 50mg cho bệnh nhân suy thận độ IV hay suy thận nặng. B
3 Tăng liều Allopurinol từ từ mỗi 2-5 tuần cho đến khi đạt nồng độ acid uric mục tiêu (trong giới hạn liều Allopurinol tối đa cho phép). A
4 Liều Allopurinol có thể tăng đến 300mg/ngày, ngay cả cho bệnh nhân bị suy thận, nếu bệnh nhân được hướng dẫn và được theo dõi độc tính của thuốc bao gồm ngữa, phát ban, tăng men gan. B
5 Trước khi chỉ định Allopurinol cân nhắc thử nghiệm HLA-B*5801, trên đối tượng có nguy cơ cao mẫn cảm với Allopurinol. A

Tác dụng phụ:

Các tác dụng phụ chủ yếu của Allopurinol là dị ứng liên quan đến HLA-B*5801. Đối với người châu Á, HLA-B*5801 là kháng nguyên bạch cầu người nhóm B*5801 (HLA-B*5801) đã được báo cáo có liên quan đến các phản ứng thể nặng do Allopurinol bao gồm:

  • Hội chứng Stenven-Jonhson
  • Hoại tử thượng bì do nguyên nhân nhiễm độc (TEN)
  • Hội chứng quá mẫn do nguyên nhân liên quan đến thuốc (HSS/DRESS)

Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy alen HLA-B*5801 có nguy cơ cao bị dị ứng do Allopurinol so với người không mang alen này.

Bên cạnh đó, Allopurinol có thể gây buồn ngủ, vì vậy có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm việc, lái xe.

Chống chỉ định:

  • Những bệnh nhân quá mẫn với những thành phần của thuốc.
  • Trẻ em
  • Phụ nữ cho con bú.

3. Thuốc Febuxostat giúp hạ acid uric

Thuốc Febuxostat giúp giảm acid uric
Thuốc Febuxostat giúp giảm acid uric

Là một chất ức chế chọn lọc xanthine oxidase, từ đó ức chế quá trình tổng hợp acid uric nội sinh.

Chỉ định:

  • Làm hạ, duy trì acid uric ở mức cho phép.
  • Kết hợp với Allopurinol hoặc thay thế khi bệnh nhân dị ứng với Allopurinol.

Cách sử dụng:

Liều lượng thuốc như thế nào sẽ dựa trên tình trạng mức độ bệnh lý của mỗi người. Đồng thời còn căn cứ vào khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người, mỗi bệnh nhân. Liều dùng thông thường đối với người lớn như sau:

  • Liều dùng khởi đầu: 40 mg một lần/ngày.
  • Liều dùng duy trì khuyến cáo: uống khoảng 40 mg – 80 mg một lần mỗi ngày.
  • Nếu acid uric máu > 6mg/dL (357µmol/L) sau 2-4 tuần: xem xét có thể tăng liều đến 120 mg, 1 lần/ngày.

Thận trọng khi sử dụng febuxostat cho bệnh nhân suy thận nặng (ClCr < 30ml/min), có tiền sử xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc suy tim sung huyết, có vấn đề về chức năng tuyến giáp.

Tác dụng phụ:

  • Bất thường chức năng gan, buồn nôn, nôn, đau khớp, phát ban.
  • Cần xét nghiệm chức năng gan khi điều trị (vào tháng 2 và 4 của điều trị và sau đó định kỳ). Cần theo dõi các yếu tố nguy cơ về tim mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Không dùng cho những bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.

4. Probenecid ngăn chặn urat lắng đọng hình thành tophi

Probenecid ngăn chặn urat lắng đọng hình thành tophi
Probenecid ngăn chặn urat lắng đọng hình thành tophi

Đây là dẫn chất của sulfonamid, loại thuốc này cạnh tranh ức chế tái hấp thu tích cực acid uric ở ống lượn gần, giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Bằng cách làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh xuống dưới giới hạn hòa tan, Probenecid làm giảm hoặc ngăn chặn urat lắng đọng, hình thành tophi và các biến đổi mạn tính ở khớp; thúc đẩy làm tan các lắng đọng urat đã có, sau vài tháng điều trị, số lần các cơn gout cấp giảm.

Chỉ định:

  • Tăng acid uric huyết do bệnh gout (viêm khớp mạn tính và có tophi do gout) giai đoạn mạn tính.
  • Tăng acid uric huyết thứ phát do nguyên nhân như sau khi dùng thuốc lợi tiểu như thiazid, furosemid,…

Cách sử dụng, lưu ý:

Khởi đầu bằng liều 250mg/ngày, tăng liều tối đa 200mg/ngày. Dùng qua đường uống và trong bữa ăn để tránh kích ứng đường tiêu hóa.

STT Khuyến cáo của ACR Mức khuyến cáo
1 Ở bệnh nhân có độ thanh thải ClCr <50ml/min, Probenecid không được khuyến cáo là thuốc lựa chọn đơn trị hàng đầu C
2 Tác nhân khác đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng trong việc đào thải acid uric, cần xem xét sử dụng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân (fenofibrate, losartan,…) B
3 Chống chỉ định sử dụng thuốc tăng đào thải acid uric đối với người có tiền căn sỏi thận C
4 Nên đo nồng độ acid uric trong nước tiểu trước khi chỉ định thuốc Probenecid C
5 Liên tục theo dõi nồng độ acid uric trong nước tiểu trong suốt thời gian dùng Probenecid C
6 Ngoài việc bù lượng nước hàng ngày, cân nhắc kiềm hóa nước tiểu (ví dụ, với kali citrat) và theo dõi pH nước tiểu, được xem như là một chiến lược quản lý rủi ro cho bệnh sỏi tiết niệu C

Tác dụng phụ:

Đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau lợi, cảm giác chóng mặt, tăng số lần tiểu tiện.

5. Thuốc Uricozyme giúp giảm acid uric

Là một thuốc tiêu acid uric có nguồn gốc từ nấm Aspergillus flavus. Uricozyme là một enzym uric có tác dụng chuyển acid uric thành allantoin dễ hòa tan và dễ đào thải ra ngoài.

Đây là loại thuốc mới nên ít được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Chỉ định, cách sử dụng:

  • Dùng để dự phòng tăng acid uric máu nghiêm trọng do hóa trị ung thư, dùng cho các bệnh nhân kháng với các thuốc thường dùng khác.
  • Sử dụng 8mg/ngày.

Tác dụng phụ:

  • Uricase có tính kháng nguyên nên có thể xuất hiện các kháng thể kháng lại thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc, gây shock phản vệ, một số phản ứng như: Dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, da bầm tím.
  • Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

Lời kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn các loại thuốc giúp hạ acid uric hiệu quả. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng acid uric tăng lên cao hơn. Nếu bạn đang phân vân chưa biết sử dụng loại thuốc nào cho hiệu quả hoặc thắc mắc về tình trạng bệnh của mình. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay để được tư vấn Miễn phí.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Acid uric máu là gì? nguyên nhân và cách ngăn ngừa acid uric tăng cao

Người bị acid uric cao nên ăn gì và kiêng gì?

Cách chữa bệnh gout bằng giấm táo tại nhà hiệu quả

Mách bạn 6 cách chữa bệnh gout tại nhà bằng thuốc nam hiệu quả

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *