Xét nghiệm chức năng gan là gì ?
Ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường của cơ thể nghi ngờ liên quan đến gan, bạn nên thực hiện xét nghiệm chức năng gan. Đây là một loạt các kiểm tra nhiều chỉ số của gan, giúp bạn xác định chính xác các bệnh lý về gan và có phác đồ điều trị kịp thời.
Xét nghiệm chức năng gan là gì ?
Xét nghiệm chức năng gan hay còn được gọi là hóa chất gan. Loạt xét nghiệm này giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan và bilirubin trong máu. Mỗi chỉ số sẽ phản ánh các khía cạnh khác nhau của chức năng gan.
Một số trường hợp nên thực hiện xét nghiệm chức năng gan:
- Kiểm tra ảnh hưởng do nhiễm trùng gan như bệnh viêm gan B và viêm gan C.
- Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có ảnh hưởng đến hoạt động của gan.
- Theo dõi bệnh gan và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
- Xuất hiện các triệu chứng rối loạn gan.
- Bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao, tiểu đường, huyết áp cao hoặc thiếu máu.
- Người uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
- Người bị bệnh túi mật hoặc các bệnh liên quan đến túi mật.
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của các chỉ số xét nghiệm đều có thể là dấu hiệu của bệnh gan, kể cả tăng hay giảm. Do đó, bạn cần lắng nghe và tuân thủ theo các hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ ngay sau khi làm xét nghiệm.
Các xét nghiệm chức năng gan phổ biến nhất
1: Xét nghiệm Alanine transaminase (ALT)
Alanine transaminase (ALT) là một enzym được cơ thể sử dụng để chuyển hóa protein. Nếu gan bị tổn thương, ALT sẽ được giải phóng vào máu và khiến nồng độ enzyme này tăng lên. Do đó, nếu xét nghiệm thấy chỉ số này cao bất thường, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.
Theo Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ , ALT tiêu chuẩn là trên 25 IU/L (đơn vị quốc tế mỗi lít) ở nữ và 33 IU/L ở nam.
2: Xét nghiệm Aspartate aminotransferase (AST)
Aspartate aminotransferase (AST) là một loại enzyme được tìm thấy trong tim, gan và cơ bắp. Vì nồng độ AST không đặc hiệu cho tổn thương gan như ALT, nên nó thường được đo cùng với ALT để kiểm tra các vấn đề về gan. Kết quả cao trong xét nghiệm AST có thể chỉ ra vấn đề về gan hoặc cơ bắp.
3: Xét nghiệm Alkaline phosphatase (ALP)
Alkaline phosphatase (ALP) là một loại enzyme được tìm thấy trong xương, ống mật và gan. Nồng độ ALP cao có thể là dấu hiệu của viêm gan, tắc nghẽn ống mật hoặc bệnh về xương.
Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có mức độ ALP tăng cao vì đây là giai đoạn xương đang phát triển. Phụ nữ mang thai cũng có thể tăng mức độ ALP. Chỉ số ALP chuẩn là 20 U/L ở người lớn.
4: Xét nghiệm Albumin
Albumin là protein chính được tạo ra bởi gan. Nó thực hiện nhiều chức năng quan trọng như nuôi dưỡng mô, vận chuyển hormone và dinh dưỡng đi khắp các mô trong cơ thể… Thông thường, chỉ số albumin là 3.5 – 5.0 gram mỗi decilit (g/dL). Tuy nhiên, albumin thấp cũng có thể là hậu quả của dinh dưỡng kém, bệnh thận, nhiễm trùng và viêm.
-
Xét nghiệm Bilirubin
Bilirubin là một sản phẩm thải từ sự phá vỡ các tế bào hồng cầu. Nếu nồng độ của Bilirubin trong máu cao, nghĩa là gan đang bị tổn thương và không thể xử lý được chúng. Nồng bộ bình thường của Bilirubin thường là 0.1 – 1.2 miligam trên mỗi decilit (mg/dL). Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh di truyền nhất định làm tăng nồng độ Bilirubin, nhưng chức năng gan vẫn hoạt động bình thường.
Tầm quan trọng của xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm gan có thể giúp xác định các bất ổn về gan, xem gan của bạn có hoạt động ổn định không. Từ đó có thể phát hiện sớm các bệnh lý về gan và có phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh.
Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, chúng ta nên có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Đặc biệt là nên hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và rượu bia, đồ uống có cồn. Bởi đây chính là kẻ thù đáng sợ nhất của toàn bộ cơ thể, nhất là gan.
Gan là bộ phận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể của bạn. Do đó, hãy duy trì một lối sống lành mạnh để kéo dài sức khỏe và tuổi thọ. Ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ bệnh ở gan, hãy thực hiện xét nghiệm chức năng gan càng sớm càng tốt nhé.
Có thể bạn quan tâm :
– Nguyên nhân và cách phòng ngừa rối loạn chức năng gan hiệu quả.
– Những triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh rồi loạn chức năng gan.
– Rối loạn chức năng gan. Những điều bạn cần biết để bảo vệ chức năng gan hiệu quả.