Gan và chức năng gan. Tác nhân ảnh hưởng chức năng gan

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, tham gia vào nhiều hoạt động và thực hiện nhiều chức năng đối với cơ thể.

 

Bạn đã biết về chức năng của gan trong cơ thể con người?

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể con người, thực hiện hơn 500 chức năng lớn nhỏ khác nhau vừa nội tiết vừa ngoại tiết. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cơ quan tuyệt vời này nhé.

Gan và cấu tạo của gan

Gan là bộ phận lớn thứ hai trong cơ thể chỉ sau da, nằm ở vị trí dưới lồng ngực bên phải, cách phổi bởi hoành mô. Gan có màu nâu đỏ với kết cấu đàn hồi, trọng lượng gan trung bình vào khoảng 1100g – 1800g.

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, tham gia vào nhiều hoạt động và thực hiện nhiều chức năng đối với cơ thể.
Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, tham gia vào nhiều hoạt động và thực hiện nhiều chức năng đối với cơ thể.

Cấu tạo của gan bao gồm: thùy phải lớn, thùy trái nhỏ – 2 thùy này được phân tách bởi dây chằng liềm và một dải mô để giữ nó neo vào cơ hoành. Bọc quanh gan là một lớp mô xơ được gọi là Glisson’s capsule có khả năng cố định gan và bảo vệ gan khỏi những va chạm.

Trong cơ thể, gan là cơ quan duy nhất tiếp nhận cùng lúc 2 nguồn máu khác nhau với 30 % từ tim và 70% từ tĩnh mạch. Gan cũng là bộ phận duy nhất có khả năng tự tái sinh.

Các chức năng của gan

Gan được biết đến là tuyến hạch có rất nhiều chức năng. Đến nay, y học vẫn chưa thể đưa ra con số chính xác về các chức năng gan, con số ước tính đến thời điểm hiện tại là hơn 500 chức năng lớn bé khác nhau. Trong đó nổi bật là các chức năng:

– Chức năng chuyển hóa

Gan phải chế biến và chuyển hóa tất cả thức ăn từ hệ tiêu hóa và dự trữ chúng bằng nhiều cách khác nhau để đảm được nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Ở gan việc chuyển hóa các chất cơ bản như chất béo (lipid), tinh bột (glucid), chất đạm (protid) diễn ra mạnh mẽ hơn các cơ quan khác.

  • Chuyển hóa chất béo: mật trong gan giúp phân hủy chất béo và khiến chúng dễ tiêu hóa hơn. Đó là lý do vì sao các chất béo chủ yếu được chuyển hóa tại gan.
  • Chuyển hóa tinh bột: tinh bột là nguồn năng lượng sống của con người. Tinh bột được chuyển hóa ở gan thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ và tăng phân giải glycogen, tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể.
  • Chuyển hóa chất đạm: gan là nơi chuyển hóa và là nguồn dự trữ protein quan trọng của cơ thể. Tại đây protein được lưu trữ dưới dạng enzyme protein và một số protein chức năng khác.

– Chức năng chống độc

Gan có những chức năng vô cùng kỳ diệu và một trong số đó chính là chức năng giải độc. Bằng những phản ứng hóa học và bằng cách cố định và loại bỏ một số kim loại nặng, gan đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể con người. Bên cạnh đó gan còn đóng vai trò như một tấm khiên chắn, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn và độc tố. Một khi gan không hoạt động, sức khỏe của con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

– Chức năng tạo mật

Gan tạo mật liên tục và dự trữ mật trong túi mật để bơm xuống ruột non trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.

– Chức năng dự trữ

Gan giúp dự trữ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm:

  • Vitamin B12: Sau khi được hấp thụ, vitamin sẽ được dự trữ một lượng rất lớn tại gan để giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Ở điều kiện bình thường, lượng vitamin B12 dự trữ trong gan có thể sử dụng trong vòng 2 năm.
  • Sắt: Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng liên kết với apoferritin sau đó được vận chuyển tới tủy xương và tham gia tạo hồng cầu.
  • Máu: Gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ thể và máu cũng được dự trữ một lượng lớn trong gan nhờ khả năng co giãn của các xoang trong gan.
  • Các vitamin tan trong dầu: Nhờ chức năng bài tiết mật, gan có thể hấp thụ và dự trữ hiệu quả các vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E…

Bên cạnh các chức năng trên, gan còn đảm nhiệm các vai trò quan trọng khác như điều hòa đường huyết, hỗ trợ giúp đông máu và làm sạch máu, chức năng miễn dịch…

Gan là nhà máy tuyệt vời của cơ thể con người.
Gan là nhà máy tuyệt vời của cơ thể con người.

 

Những tác nhân ảnh hưởng đến chức năng gan

Là một bộ phận quan trọng, có khả năng tự tái sinh nhưng gan cũng là bộ phận dễ bị tổn thương và dễ mắc bệnh nhất. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến gan và chức năng của gan như:

– Bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích.

– Làm việc quá sức, thức quá khuya.

– Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc quá liều.

– Tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường bị ô nhiễm.

– Mất cân bằng dinh dưỡng.

Các nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác như bệnh béo phì, tiểu đường, do ứ mật...
Các tác nhân gây hại cho gan.

Những tác nhân này gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của gan kéo theo sự suy giảm sức khỏe của con người. Khi bị tổn thương, gan sẽ không thể hoạt động bình thường và duy trì các chức năng cần thiết đối với cơ thể và dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan…

Chính vì vậy, mỗi người cần tạo cho mình một thói quen sống lành mạnh, ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng, tăng cường vận động để bảo vệ gan và chất lượng cuộc sống.

Khi đã nắm rõ được vai trò và chức năng của gan, nhiệm vụ của chúng ta chính là chủ động bảo vệ gan luôn được khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm :
Men gan cao và những thực phẩm giúp hạ men gan hiệu quả.
Men gan cao có nguy hiểm không ? Cách hạ men gan tại nhà hiệu quả.
– Men gan cao, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp giúp hạ men gan.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *